● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸ
x-------------------------------------------------------------------x
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Số Chủ đề: 205 Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Số Bài gởi: 576
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Thành viên: 73 Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1forum được tạo: 8-2009
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Woa ! bạn https://11cba4.forumvi.com/u74 là mem mới nhất nha!
x-------------------------------------------------------------------x
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸ
x-------------------------------------------------------------------x
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Số Chủ đề: 205 Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Số Bài gởi: 576
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Thành viên: 73 Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1forum được tạo: 8-2009
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1Woa ! bạn https://11cba4.forumvi.com/u74 là mem mới nhất nha!
x-------------------------------------------------------------------x
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●


 
Trang ChínhTrang Chính  Giáo Án Hoá Học 11 Empty  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1CHÀO MỪNGGiáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1BẠN ĐÃ GHÉ THĂM CỘNG ĐỒNG GAME VIỆTGiáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1HTTP://ÇBA4.US.TO Giáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1CHÚC BẠN VUI VẼGiáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸGiáo Án Hoá Học 11 0.4233242_1_1

Share | 
Giáo Án Hoá Học 11Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:25
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Giáo Án Hoá Học 11

link nguồn : http://www.diendandaihoc.com/forumdisplay.php?f=84

Đ2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết khái niệm axit, bazơ theo thuyết A rê ni ut và bron - stet.
- Biết ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Biết muối là gì và sự điện li của muối.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng lí thuyết axit - bazơ của arê ni ut và Bron - stet để phân biệt axit, bazơ, chất lưỡng tính và trung tính.
- Biết viết phương trình điện li của muối.
- Dựa vào h ăng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dd
II. Chuẩn bị :
Dụng cụ : ống nghiệm.
Hoá chất : Dung dịch NaOH, muối Zn, dd HCl, NH3, quỳ tím.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ :
Trong các chất sau chất nào là chất điện ly yếu, điện ly mạnh: HNO3, HCl, H2SO4, H2S, H2CO3, KOH, Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)2... Viết phương trình điện ly của chúng.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : I. Axit :
- GV cho HS nhắc lại các khái niệm về axit đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. 1. Định nghĩa (theo A rê ni ut)
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
- GV: Các axit là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện li của các axit đó. VD: HCl  H+ + Cl-
CH3COOH CH3COO- + H+
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết 3 phương trình điện li của 3 axit. Nhận xét về các ion do axit và bazơ phân li ra.
- GV kết luận : Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
2. Axit nhiều nấc
Hoạt động 2 : a. Axit nhiều nấc
- GV: Dựa vào phương trình điện li HS viết trên bảng, cho HS nhận xét về số ion H+ được phân li từ mỗi phân tử axít. - Axít là một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc.
VD: HCl, HNO3, CH3COOH...

- GV nhấn mạnh : Axit mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axít một nấc. Axit mà một phân tử điện li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. - Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.
VD: H2SO4, H3PO4, H2S ...
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về axit một nấc, axít nhiều nấc. Sau đó viết phương trình phân li theo từng nấc của chúng. H2SO4  H+ + HSO4-
HSO4- H+ + SO42-
H3PO4 H+ + PO4-
- GV dẫn dắt HS tương tự như trên để hình thành khái niệm bazơ một nấc và nhiều nấc. H2PO4 H+ + HPO42-
H2PO42- H+ + HPO43-

- GV đối với axít mạnh nhiều nấc và bazơ đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ.
Hoạt động 3 II. Bazơ
- GV cho HS nhắc lại các khái niệm về bazơ đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. 1. Định nghĩa (theo Arêniut)
bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
- GV: bazơ là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện l i của các axít và bazơ đó. 2. bazơ nhiều nấc :
- bazơ là một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- là bazơ một nấc
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết 3 phương trình điện li của 3 bazơ. Nhận xét về các ion do axít và bazơ phân li ra. VD: NaOH, KOH...
NaOH - Na+ + OH-
- GV kết luận: bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. - bazơ mà một phân tử phân li nhiêu nấc ra ion OH- là bazơ nhiều nấc
VD: Ba(OH)2, Ca(OH)2
- Giáo viên dẫn dắt học sih tương tự như trên để hình thành khái niệm bazơ một nấc và nhiều nấc Ca(OH)2 -> Ca(OH)+ + OH-:s
Ca(OH)+ -> Ca2+ + OH-
Các axit, bazơ nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc
Hoạt động 4:
- Giáo viên làm thí nghiệm, học sinh quan sát và nhận xét
+ Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2 III. Hiđroxit lưỡng tính
1. Định nghĩa: SGK
VD: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính:
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-
+ Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng ZN(OH)2

- Học sinh: Cả hai ống ZN(OH)2 đều tan. Vậy Zn(OH)¬2 vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với bazơ 2. Đặc tính của hiđroxit lưỡng tính
Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2
- Giáo viên kết luận: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính? - ít tan trong nước
- Lực axit và bazơ của chúng đều yếu
- Giáo viên: Tại sao Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
- Giáo viên giải thích: Theo A-re-ni-ut thì Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazơ:
+ Phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 Zn2+ + OH-
+ Phân li theo kiểu axit
Zn(OH)2 2H+ + Zn
(hay: H2ZnO2 2H+ + Zn)
- Giáo viên: Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2...Tính axit và bazơ của chúng đề yếu
Hoạt động 5: IV. Muối:
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ về muối, viết phương trình điện li của chúng? Từ đó cho biết muối là gì? 1. Định nghĩa: SGK
2. Phân loại
- Muối trung hoà: trong phân tử không còn phân li cho ion H+
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết muối được chia thành mấy loại
Cho ví dụ VD: NaCl, Na2SO4, Na2CO3
- Muối axit: trong phân tử vẫn còn có khả năng phân li ra ion H+
VD: NaHCO3, NaH2PO4
- Giáo viên lưu ý học sinh: những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li
- Giáo viên cho học sinh biết có những ion nào tồn tại trong dung dịch NaHSO3 3. Sự điện ly của muối trong nước:
- Hầu hết muối tan đều phânli mạnh
- Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân li yếu ra H+

VD: NaHSO3 -> Na+ + HSO3-
HSO3- H+ + SO32-

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:26
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC, pH, CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết được sự điện li của nước
- Biết được tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này
- Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit bazơ
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng tính số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch
- Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+, OH-, pH.
- Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch
II. Chuẩn bị :
GV: dung dịch axit loãng HCl, dung dịch bazơ loãng NaOH, phenolphtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Nước là chất điện li rất yếu:
Giáo viên nêu vấn đề: Thực nghiệm đã xác nhận được rằng, nước là chất điện li rất yếu. Hãy biểu diễn quá trình điện li của nước theo thuyết A-rê-ni-ut. 1. Sự điện li của nước:
Nước là chất điện li rất yếu:
H2O H+ + OH-
(Thuyết A-rê-ni-ut)
- Học sinh: Theo thuyết A-rê-ni-ut
H2O H+ + OH-
Hoạt động 2: 2. Tích số ion của nước
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết biểu thức tính hằng số cân bằng của cân bằng (1) ở 250C hằng số gọi là tích số ion của nước
- Học sinh: (3)
= [H+].[OH-] = 10-14
=> [H+] = [OH-] = 10-7M. Vậy môi trường trung tính là môi trường trong đó:
[H+]=[OH-] = 10-7M
- Giáo viên trình bày để học sinh hiểu được do độ điện li rất yếu nên [H2O] trong (3) là không đổi. Gộp giá trị này với hằng số cần bằng cũng sẽ là một đại lượng không đổi, kí hiệu là ta có:
=K[H2O]=[H+].[OH-]
là một hằng số ở nhiệt độ xác định, gọi là tích số ion của nước, hãy tìm nồng độ ion H+ và OH-
- Học sinh đưa ra biểu thức:
[H+]=[OH-] = = 10-7M

- Giáo viên kết luận: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trường là môi trường có:
[H+]=[OH-] = = 10-7M

Hoạt động 3: 3. Ý nghĩa tích số ion của nước
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại nguyên lí chuyển dịch cân bằng. Từ đó vận dụng vào quá trình của nước rồi rút ra nhận xét nồng độ của ion H+ và OH- a) Trong môi trường axit
Biết [H+] -> [OH-] = ?
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M
- Giáo viên thông báo: là một hằng số đối với tất cả dung dịch các chất. Vì vậy, nếu biết [H+] trong dung dịch sẽ biết được [OH-] trong dung dịch và ngược lại.
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M HCl H+ + Cl-
[H+] = [HCl] = 10-3M
[OH-] =
[H+] > [OH-]
hay [H+] > 10-7M
Học sinh tính toán cho kết quả:
[H+] = 103M, [OH-] = 10-11M
So sánh thấy trong môi trường axit:
[H+] [OH-] hay [H+] > 10-7M
- Giáo viên: Hãy tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M
- Học sinh tính toán cho kết quả:
[H+] = 10-9M, [OH-] = 10-5M
So sánh thấy trong môi trường bazơ
[H+] <[OH-] hay [H+] < 10-7M
- Giáo viên: Độ axit, độ kiềm của dung dịch được đánh giá bằng [H+]
+ Môi trường axit: [H+] > 10-7M
+ Môi trường bazơ; [H+] < 10-7M
+ Môi trường trung tính: [H+] =10-7M b) Trong môi trường kiềm
Biết [OH-] [H+] =?
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M
NaOH Na+ + OH-
[OH-] = [NaOH] = 10-5M
[H+] =
nên [OH-] > [H+]
Vậy: [H+] là đại lượng đánh giá độ axit, độ kiểm của dung dịch:
- Môi trường axit: [H+] > 10-7M
- Môi trường bazơ: [H+] < 10-7M
- Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M
Hoạt động 4: II. Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit - bazơ
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết pH là gì? Cho biết dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng mấy? 1. Khái niệm pH:
[H+] = 10-pH M hay pH = lg[H+]

- Giáo viên giúp học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa pH và [H+]
- Học sinh: Môi trường axit có pH < 7, môi trường kiềm có pH > 7, môi trường trung tính có pH = 7.
- Giáo viên bổ sung: Để xác định môi trường của dung dịch người ta dùng chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphtalein VD: [H+] = 10-3M pH = 3: môi trường axit
[H+] = 10-11M pH = 11: môi trường bazơ
[H+] = 10-7M pH = 7: môi trường trung tính

- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng chất chỉ thị đã học để nhận biết các chất trong 3 ống nghiệm đựng nước, axit, bazơ 2. Chất chỉ thị axit - bazơ: là chất có màu sắc biến đổi phục thuộc vào giá trị pH của dung dịch
- Giáo viên bổ sung: Chất chỉ thị chỉ cho phép xác định giá trị pH một cách gần đúng. Muốn xác định chính xác pH phải dùng máy đo pH VD:
- Quỳ tím, phenolphtalein
- Chỉ thị vạn năng
Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 4,5 SGK để củng cố bài

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:26
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC ĐIỆN LI

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Hiểu được phản ứng thuỷ phân của muối
2. Về kĩ năng :
- Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng.
- Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li đvể biết được phản ứng xaỷ ra hay không xảy ra
II. Chuẩn bị :
GV: Dụng cụ hoá chất thí nghiệm: NaCl, AgNO3, NH3, Fe2(SO4)3, KI, hồ tinh bột
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Điều kiện xảy ra phản ứng trong các chất điện li"
- Giáo viên: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình? 1. Phản ứng tạo thành kết tủa:
VD: dung dịch Na2SO4 phản ứng được với dung dịch BaCl2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phản ứng dạng ion
- Giáo viên kết luận: Phương trình ion rút gọn cho thấy thực chất của phản ứng trên là phản ứng giữa hai ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa. PTPT: Na2SO4+ BaCl2 BaSO4+2NaCl
Do: Ba2+ + SO42- BaSO4
(PT ion thu gọn)
- Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, ion thu gọn của phản ứng giữa CuSO4 và NaOH và học sinh rút ra bản chất của phản ứng đó VD 2: dung dịch CuSO4 phản ứng được với dung dịch NaOH:
PTPT: CuSO4 + 2NaOH Na2SO4
+ Cu(OH)2
Do: Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2

Hoạt động 2: 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa hai dung dịch NaOH và HCl và rút ra bản chất của phản ứng này a. Tạo thành nước:
VD: dd NaOH phản ứng với dd HCl
PTPT: NaOH + HCl NaCl + H2O
Do: H+ + OH- H2O (điện li yếu)

- Tương tự như vậy giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa Mg(OH)2 và HCl và rút ra bản chất của phản ứng này b) Tạo thành axit yếu:
VD: dung dịch CH3COONa phản ứng được với dung dịch HCl
PTPT:
CH3COONa + HCl CH3COOH + HCl
Do: CH3COO- + H+ CH3COOH
(điện li yếu)
- Giáo viên làm thí nghiệm: Đổ dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch CH3COONa, thấy có mùi giấm chua. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn 3. Phản ứng tạo thành chất khí:
VD: dung dịch HCl phản ứng được với CaCO3
PTPT:
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2+ H2O

- Giáo viên làm thí nghiệm ở SGK và yêu cầu học sinh cũng làm theo tương tự như trên Do:
CaCO3 + 2H+ Ca+2+ + CO2 + H2O

Hoạt động 3: II. Kết luận:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li
Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng các ion
Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là có:
Kết tủa
Chất điện li
Chất khí
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,3,4,5,6,7,8,9
- Tiết sau luyện tập, về nhà ôn lại kiến thức theo nội dung mục kiến thức cần nhớ SGK và chuẩn bị những bài tập trong mục bài tập SGK

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:27
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ5: LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH
CÁC CHẤT ĐIỆN LI

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi xảy ra trong dung dịch các chất điện li
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và ion thu gọn
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị giáo án + câu hỏi luyện tập
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh điền vào phiếu học tập để khắc sâu các kiến thức cần nhớ dưới đây:
1. Nắm vững các khái niệm axit, bazơ, muối, pH, chất chỉ thị
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch điện li là gì? Cho ví dụ?
- Tạo thành kết tủa.
- Tạo thành chất điện li yếu.
- Tạo thành chất khí
3. Phương trình ion rút gọn có ý nghĩa gì? Nêu cách viết phương trình ion rút gọn?
Bài tập
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh làm các bài tập sau để rèn luyện các kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học
Bài 1: (SGK)
K2S 2K+ = S2-
Na2HPO4 2Na+ + HPO42-
HPO42- H+ + PO43+
Yêu cầu học sinh làm tương tự
Bài 4: (SGK)
Bài 5: (SGK) ý đúng C (giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao chọn C)
Bài 7 (SGK): Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng xảy ra và xác định số mol HCl đã phản ứng với MCO3
Dặn dò : Tiết sau thực hành bài thực hành số 1, về nhà đọc trước phần cách tiến hành thí nghiệm

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:28
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ6: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH AXIT - BAZƠ PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Củng cố các kiến thức về axit - bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho thực hành :
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Đĩa thuỷ tinh
- ống hút nhỏ giọt
- Bộ giá thí nghiệm đơn giản
- ống nghiệm
- Thìa xúc các hoá chất bằng thuỷ tinh
2. Hoá chất: Chứa trong lọ thuỷ tinh, nút thuỷ tinh kèm ống hút nhỏ giọt
- Dung dịch HCl 0,1M - Dung dịch Na2CO3 đặc
- Giấy đo độ pH - Dung dịch CaCl2 đặc
- Dung dịch NH4Cl 0,1M - Dung dịch phenolphtalein
- Dung dịch CH3COONa 0,1M - Dung dịch CuSO4 1M
- Dung dịch NaOH 0,1 M - Dung dịch NH3 đặc
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học: Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 8 nhóm thực hành để tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ
a. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm
- Thực hiện như SGK đã viết
b. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích
- Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1. Môi trường axit mạnh
- Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NH3 0,1M giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9. Môi trường bazơ yếu
- Thay dung dịch NH3Cl bằng dung dịch CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH= 4. Môi trường axit yếu.
Giải thích: Muối CH3COONa tạo bởi gốc bazơ mạnh và gốc axit yếu, khi tan trong nước, gốc axit yếu bị thuỷ phân làm cho dung dịch có tính bazơ.
- Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. Môi trường kiềm mạnh.
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các điện li
a. Chuẩn bị tiến hành thí nghiệm:
- Thực hiện như SGK
b. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích:
- Nhỏ Na2CO3 đặc vào dung dịch CaCl2 đặc, xuất hiện kết tủa tắng CaCO3.
- Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dung dịch HCl loãng, xuất hiện các bọt khí CO2.
- Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dung dịch có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dung dịch mất màu. phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hoà NaCl và H2O. Môi trường trung tính.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, xuất hiện kết tủa xanh nhạt Cu(OH)2. Nhỏ tiếp dung dịch NH3 đặc vào lắc nhẹ, CU(OH)2 tan tạo thành dung dịch phức màu xanh thẳm, trong suốt.
V. Nội dung tường trình:
1. Tên học sinh..........lớp.....
2. Tên bài thực hành...
3. Nội dung tường trình:
Trình bày các tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình, các thí nghiệm nếu có.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:28
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ7: NI TƠ

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết được vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu tạo electron.
- Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của nitơ
- Hiểu được ứng dụng của nitơ, phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích tính chất vật lí, hoá học của nitơ
- Rèn luyện kĩ năng suy luận logic
II. Chuẩn bị :
GV: Điều chế sẵn nitơ cho vào ống nghiệm đậy bằng nút cao su
HS: Xem lại cấu tạo phân tử nitơ (Phần LKHH SGK hoá học 10)
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Cấu tạo phân tử Nitơ
- Giáo viên nêu câu hỏi: Mô tả liên kết trong phân tử nitơ? Hai nguyên tử trong phân tử nitơ liên kết với nhau như thế nào? - Phân tử nitơ gồm có 2 nguyên tử
- Hai nguyên tử trong phân tử niơ liên kết với nhau bằng ba liên kết cộng hoá trị không cực:
N  N
- Giáo viên gợi y: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của nguyên tử N, để đạt cấu hình bền giống khí hiếm thì các nguyên tử N phải làm thế nào
- Giáo viên kết luận:
+ Phân tử N gồm có 2 nguyên tử
+ Hai nguyên tử trong phân tử N liên kết với nhau bằng 3 liên kết cộng hoá trị không có cực
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí: SGK
- Giáo viên cho học sinh quan sát ống nghiệm đựng khí N
- Học sinh nhận xét về màu sắc, mùi vị, có duy trì sự sống không và có độc không?
- Giáo viên bổ sung thêm tính tan, nhiệt hoá rắn, lỏng, khả năng duy trì sự cháy
Hoạt động 3 III. Tính chất hoá học:
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Ni tơ là phi kim khá hoạt động, độ âm điệm là 3 nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hoá học, hãy giải thích?
+ Số oxi hoá của N ở dạng đơn chất là bao nhiêu? Dựa vào các số oxi hoá của nitơ dự đoán CTHH của nitơ - ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoá học. Còn ở nhiệt độ cao đặc biệt khi có xúc tác nitơ trở nên hoạt động
- Tuỳ thuộc vào sự thay đổi số oxi hoá, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hoá
- Học sinh giải quyết 2 vấn đề trên:
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử
+ Dựa vào khả năng thay đổi số oxi hoá của nitơ 1. Tính oxi hoá:
a) Tác dụng với kim loại mạnh (Li, Ca, Mg, Al...)



- Giáo viên kết luận:
+ ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hoá học. Còn ở nhiệt độ cao đặc biệt khi có xúc tác N2 trở nên hoạt động.
+ Tuỳ thuộc vào sự thay đổi số oxi hoá, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hoá. b) Tác dụng với Hidro: ở 4000C, Pcao có xúc tác:

2. Tính khử: Tác dụng với oxi: ở 30000C hoặc hồ quang điện
N02 + O2
NO dễ dàng kết hợp với O2:
2NO + O2 2NO2
Hoạt động 4:
- Giáo viên đặt vấn đề: hãy xét xem N thể hiện tính khử hay tính oxi hoá trong trường hợp nào
- Giáo viên thông báo phản ứng của N với H và kim loại hoạt động
- Học sinh xác định số oxi hoá của N trước và sau phản ứng, từ đó cho biết vai trò của N trong phản ứng Một số oxit khác của N: N2O, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N và O
- Giáo viên lưu ý học sinh: Nitơ phản ứng với liti ở nhiệt độ thường Kết luận: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn
- Giáo viên thông báo phản ứng của N2 với O2
- Học sinh xác định số oxi hoá của nitơ trứơc và sau phản ứng, từ đó cho biết vai trò của ni tơ trong phản ứng
- Giáo viên nhấn mạnh: Phản ứng này xảy ra rất khó khăn cần ở nhiệt độ cao và là phản ứng thuận nghịch.
NO rất dễ dàng kết hợp với oxi tạo thành NO2 màu nâu đỏ
Có một số oxit khác của nitơ N2O, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N và O
- Giáo viên kết luận: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn
Hoạt động 5: IV. Ứng dụng:
- Giáo viên nêu câu hỏi: Nitơ có ứng dụng gì?
- Học sinh dựa vào kiến thức thực tế và tư liệu SGK trả lời
Hoạt động 6: V. Trạng thái thiên nhiên
VI. Điều chế
- Giáo viên nêu hai vấn đề:
+ Trong tự nhiên ni tơ có ở đâu và tồn tại dưới dạng nào
+ Người ta điều chế nitơ bằng cách nào? a) Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
b) Trong PTN:
NH4NO2 N2 + 2H2O

- Học sinh dựa vào kiến thức thực tế và tư liệu SGK để trả lời NH4Cl +NaNO2 NaCl + N2 + 2H2O

- Giáo viên trình bày kĩ về phương pháp, nguyên tắc điều chế nitơ bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng trong công nghiệp
- Giáo viên trình bày cách điều chế N2 trong phòng thí nghiệm

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:29
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
* Học sinh hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac và muối amoni
- Vai trò quan trọng của amoniac và múôi amoni trong đời sống và trong kỹ thuật
* Học sinh biết được: Phương pháp điều chế amoniac trong công nghiệp và trong PTN
2. Về kĩ năng :
- Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí, tính chất hoá học của amoniac và muối amoni.
- Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac.
- Rèn luyện khả năng lập luận logic và khả năng viết các phương trình trao đổi ion
II. Chuẩn bị :
GV: Dụng cụ hoá chất phát hiện tính tan của NH3, dung dịch NH4Cl; dung dịch NaOH; dung dịch AgNO3; dung dịch CuSO4, tranh (hình 2.2); NH3 khử CuO; tranh (hình 2.4) sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3 trong công nghiệp
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. amoniac (NH3)
- Giáo viên nâu câu hỏi; Dựa vào cấu tạo của nguyên tử N và H hãy mô tả sự hình thành phân tử amoniac? Viết công thức electron và CT cấu tạo phân tử amoniac I. Cấu tạo phân tử
N
H H
H
- Học sinh dựa và kiến thức đã biết ở lớp 10 và SGK để trả lời
- Giáo viên bổ sung: Phân tử NH3 có cấu tạo hình tháp, nguyên tử N ở đỉnh tháp còn 3 nguyên tử H nằm ở 3 đỉnh của tam giác đều là đáy của hình tháp có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực
- Trong phân tử NH3 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hoá trị có cực, ở nguyên tử N còn một cặp e chưa tham gia liên kết.
- NH3 là phân tử phân cực
- Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hoá -3 là thấp nhất trong các số oxi hoá có thể có của N
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí:
- Giáo viên chuẩn bị một ống nghiệm chứa sẵn amoniac. Cho học sinh quan sát trạng thái, màu sắc, có thể hé mở nút cho học sinh phẩy nhẹ để ngửi. - Là chất khí không màu, mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí
- Tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính kiềm
- Giáo viên làm thí nghiệm thử tính tan của khí amoniac
- Học sinh quan sát hiện tượng, giải thích.
- Giáo viên bổ sung: Khí NH3 tan rất nhiều trong nước, ở 200C một lít nứơc hoà tan được 800 lít NH3
Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học:
- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào thuyết axit - bazơ của Bron-stet để giải thích tính bazơ của NH3 1. Tính bazơ yếu:
a) Tác dụng với nước: Khi hoà tan khí NH3 vào nước một phần các phân tử NH3 phản ứng:
- Học sinh: khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với H+ của nước NH+4 + OH- NH3 + H2O NH+4 + OH- là một bazơ yếu
- Giáo viên bổ sung: Kb của NH3 ở 250C là 1,8.10-5 nên là một bazơ yếu b) Dung dịch NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại:
- Giáo viên: Khi cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NH3 sẽ xảy ra phản ứng nào giữa các ion trong 2 dung dịch này? VD1:
FeCl3+3NH3+3H2O 3NH4Cl+ Fe(OH)3

- Học sinh: Xảy ra phản ứng
Fe3+ + OH- Fe(OH)3
Fe3++3NH3 + 3H2O 3NH+4 + Fe(OH)3

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập nên phương trình hoá học
- Tương tự học sinh hình thành phương trình hoá học ở VD 2 VD2:
AlCl3+3NH3+3H2O 3NH4 + Al(OH)3

- Giáo viên: NH3 khí củng như dung dịch dễ dàng nhận H+ của dung dịch axit tạo muối amoni Al3+ + 3NH3 + 3H2O 3NH+4+Al(OH)3

- Giáo viên mô tả thí nghiệm giữa khí NH3 và khí HCl c) Tác dụng với axit

- Học sinh giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng VD: NH3 + 2H2SO4 (NH4)2SO4
NH3(k) + HCl(k) NH4Cl
(Không màu) (không màu) (khói trắng)
Nhận biết khí NH3

Hoạt động 4: 3. Tính khử:
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: Số oxi hoá của N trong NH3 và nhắc lại các số oxi hoá của N. Từ đó dự đoán CTHH tiếp theo của NH3 dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của N a) Tác dụng với O2
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
b) Tác dụng với Cl2
- Học sinh: Trong phân tử NH3 nitơ có số oxi hoá -3 và các số oxi hoá có thể có của N là: -3, +1, +2, + 3, +4, +5. Như vậy trong các phản ứng hoá học khi có sự thay đổi số oxi hoá, số oxi hoá của N trong NH3 chỉ có thể tăng lên, chỉ thể hiện tính khử. 2NH3¬ + 3Cl2 N2 + 6HCl

- Giáo viên bổ sung: NH3 thể hiện tính khử yếu hơn H2S
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cú SGK cho biết tính khử của NH3 biểu hiện như thế nào?
- Giáo viên kết luận về CTHH của NH3
Hoạt động 5: IV. Ứng dụng: SGK
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK và trình bày ứng dụng
Hoạt động 6: V. Điều chế:
Học sinh nghiên cứu SGK cho biết NH3 được điều chế trong PTN như thế nào? Viết phương trình hoá học? 1. Trong phòng thí nghiệm:
- Muối amoni với dung dịch kiềm
- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-e để làm cho cân bằng dịch chuyển về phía tạo NH3. VD:
NH4Cl + NaOH NH3 + NaCl + H2O
NH+4 + OH- NH3 + H2O

- Giáo viên gợi ý: Có thể áp dụng yếu tố p, t0, xt, nồng độ được không? Vì sao? Đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc
- Học sinh: Tăng áp suất của hệ, giảm nhiệt độ, dùng chất xúc tác
- Giáo viên bổ sung:
+ Tăng áp suất: 300 - 100 atm
+ Giảm nhiệt độ: 450 - 5000C
+ Chất xúc tác; Fe
+ Vận dụng chu trình khép kín để nâng cao hiệu suất phản ứng 2) Trong CN: Tổng hợp từ các nguyên tố
N2 + 3H2 2NH3, H = -92KJ
Các biện pháp khoa học đã áp dụng:
Tăng áp suất: 200-300 atm
Giảm nhiệt độ: 450 - 5000C
Chất xúc tác: Fe/Al2O3. K2O
Vận dụng chu trình khép kính để nâng cao hiệu suất phản ứng
Hoạt động 7: B. Muối amoni: (NH4)nX
Giáo viên cho học sinh quan sát tinh thể muối amoni clorua, sau đó hoà tan vào nước, dùng giấy quỳ thử môi trường dung dịch. Học sinh nhận xét trạng thái, màu sắc, khả năng tan và pH của dung dịch Là muối mà trong phân tử gồm cation NH+4 và anion gốc axit
- Học sinh: Tinh thể không màu, tan dễ trong nước, dung dịch có pH > 7 I. Tính chất vật lí:

- Giáo viên khái quát:
+ Muối amoni là hợp chất tinh thể ion, phân tử gồm cation NH+4 và gốc axit.
+ Tất cả muối amoni đều tan, là chất điện li mạnh Muối amoni là hợp chất tinh thể ion, phân tử gồm cation NH+4 và gốc axit
- Tất cả muối amoni đều tan, là chất điện li mạnh
Hoạt động 8: II. Tính chất hoá học:
- Giáo viên làm thí nghiệm dung dịch (NH4)2SO4 vào ống nghiệm, nhỏ thêm vài giọt dung dịch NaOH 1. Tác dụng với bazơ kiềm
VD:
(NH4)2SO4 +2NaOH Na2SO4 + 2NH3
+ 2H2O
Học sinh quan sát nhận xét, viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn NH+4+OH- NH3 + H2O
điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amoni
- Học sinh: có khí mùi khai thoát ra do:
NH4Cl+NaOH NaCl + NH3+H2O

NH+4 + OH- NH3 + H2O

- Giáo viên kết luận: Các phản ứng trên là phản ứng trao đổi ion, ở phản ứng 1 ion NH+4 nhường H+ nên là axit. Phản ứng 1 dùng để điều chế NH3 và nhận biết muối amoni
Hoạt động 9: 2. Phản ứng nhiệt phân
Giáo viên làm thí nghiệm: Lấy một ít bột NH4Cl vào ống nghiệm khô, đun nóng ống nghiệm, quan sát. a) Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hoá
(HCl, H2CO3 NH3 + axit)

- Học sinh nhận xét, giải thích: Muối ở ống nghiệm hết, xuất hiện muối ở gần miệng ống nghiệm. Do NH4Cl bị phân huỷ tạo NH3 khí và HCl khí, khi bay đến gần miệng ống nghiệm có t0 thấp nên kết hợp với nhau thành NH4Cl VD: NH4Cl NH3 + HCl
(NH4)2CO3 2NH3+CO2+2H2O
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ khác b) Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hoá (HNO3, HNO2)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương trình điều chế N2 trong PTN NH4NO3 N2O + 2H2O
NH4NO2 N2 + 2H2O

- Học sinh: NH4NO2 N2 + 2H2O

- Giáo viên cung cấp thêm phản ứng:
NH4NO2 N2O + 2H2O
Từ đó phân tích để học sinh thấy được bản chất của phản ứng phân huỷ muối amoni là: Khi đun nóng muối amoni đều bị phân huỷ ra axit và NH3, tuỳ thuộc vào axit có tính oxi hoá hay không mà NH3 bị oxi hoá thành các sản phẩm khác
Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 2 SGK để củng cố bài
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,4,6
Rút kinh nghiệm : nên dừng lại tiết 1 sau khi nghiên cứu xong tính chất hoá học của NH3

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:30
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Tiết thứ :13.Đ9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu : tính chất hoá học của axit nitric, so sánh tính chất hóa học với các axít khác.
- Biết : tính chất vật lý, công thức cấu tạo của HNO3 , ứng dụng của HNO3
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion
- Rèn luyện kĩ năng lập luận logic và quan sát nhận xét
- Giải bài tập : tính khối lượng các chất có kèm hiệu suất phản ứng
3. Thái độ
-Tích cực hứng thú tìm hiểu tính chất hóa học.
- Có ý thức an toàn trong thực hành thí nghiệm, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
1/ GV: Cu; S; ống nghiệm; đèn cồn, giá ống nghiệm, quỳ tím Na2CO3, HNO3 đặc và loãng, Fe
2/HS : Ôn lại các kiến thức đã học về phương pháp cần bằng phản ứng oxi hoá khử
III. Phương pháp :
- Thuyết trình, quy nạp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu số o xy hóa của Nitơ
3. Bài mới :
- Đặt vấn đề : tiết trước đã tìm hiểu một hợp chất của Nitơ có ứng dụng quan trọng trọng trong thực tiển, đặc biệt trong nền kinh tế nước ta đó là Amôniác, bên cạnh đó có một hợp chất khác của Nitơ củng được sử dụng trong lĩnh vực này đó chính là Axít Nitríc.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. Axit nitrit
- Ngoài ứng dụng sản xuất phân bón thì còn có những ứng dụng nào khác của Axít Nitríc
HS : Nêu ứng dụng theo sách giáo khoa
GV : Chiếu sơ đồ tóm tắt ứng dụng Axít Nitríc I. Ưng dụng: SGK

Trong phân tử N có số oxi hoá +5
Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí
GV: Chuẩn bị một ống nghiệm chứa sẵn axit nitric. Giáo viên mở nút lọ, đun nóng nhẹ một chút. Cho học sinh quan sát và phát hiện một số TCVL của axit nitric - Axit HNO3 là chất lỏng không màu, bốc khói trong không khí ẩm
- Axit HNO3 dễ bị nhiệt hoặc ánh sáng phân huỷ
- Axit HNO3 tan vô hạn trong nước
- Giáo viên xác nhận nhận xét của học sinh và bổ sung:
+ axit nitric không bền ngay ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của ánh sáng nó cũng bị phân huỷ dần. Khí có màu nâu đỏ là khí NO2. Phản ứng phân huỷ:
Vì vậy axit HNO3 lâu ngày có màu vàng do NO2 phân huỷ ra tan vào axit
+ Axit HNO3 tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào




4HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O

Hoạt động 3: III. Công thức cấu tạo
HS :- viết công thức cấu tạo Axit HNO3 , xác định số oxi hoá của nitơ.
GV : chiếu mô hình phân tử Axit HNO3 và nhận xét công thức của học sinh viết





Hoạt động 4:


Hoạt động 4 :
- GV : đặt vấn đề từ cấu tạo phân tử Axít HNO3 dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó.
- HS : Nêu tính axít và tính o xy hóa của axít HNO3
- GV : nhận xét và kết luận
? Nêu tính chất hóa học chung của một axít

1. Tính axit: Là axit mạnh, dung dịch HNO3 làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối

IV.Tính chất hóa học



IV. Tính chất hóa học







1/ Tính a xít
HS : nêu tính chất hóa học của một axít thông thường : làm quỳ tím hoá đỏ, tác dụng với bazơ, oxit bazơ và một số muối
GV : yêu cầu học sinh viết phương trình minh họa
HS : hoàn thành phương trình phản ứng VD:
2HNO3 + CuO Cu(NO3)2 + H2O

GV: bổ sung phương trình điện ly
HS : làm thí nghiệm chứng minh tính a xít 2HNO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 2H¬2O
2HNO3+CaCO3 Ca(NO3)2+ H2O + CO2
HNO3  H+ + NO3-
- GV gợi ý: Dựa vào cấu tạo của HNO3 để giải thích 2. Tính oxi hoá:
- là axit có tính oxi hóa mạnh nhất:
- HS : trong phân tử HNO3 nitơ có số oxi hoá +5 là số oxi hoá cao nhất của nitơ. vì vậy trong các phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá , số oxi hoá của nitơ chỉ có thể giảm xuống các giá trị thấp hơn: -3, 0, +1, +2, +3, +4. HNO3 có thể bị khử thành
-3 0 +1 +2 +3
NH4NO3, N2, N2O, NO, NO2 tuỳ theo nồng độ của HNO3 và khả năng khử của chất tham gia
- GV xác nhận: Như vậy sản phẩm oxi hoá của axit nitric rất phong phú, có thể là: NH4NO3, N2, N2O, NO, NO2.
- GV : hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm :
Cu + HNO3 (loãng)
Cu + HNO3 (đặc)
Fe + HNO3 (loãng)
- HS : làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn
- GV : phân tích để học sinh thấy khả năng oxi hoá của HNO3 phụ thuộc vào nồng độ axit và bản chất của chất khử
- Qua phương trình ion thu gọn thấy được bản chất của NO3- có tính o xy hóa mạnh trong môi trường a xít a. Với kim loại: Oxi hoá hầu hết các kim loại trừ Au và Pt
3Cu+8HNO3(l) 3Cu(NO3)2+2NO+ 4H2O
3Cu +8H+ + 2NO3- 3Cu 2+ +2NO+4H2O
Cu + 4HNO3 (đ) Cu(NO3)2+2NO2+ 2H2O
Cu +4H++2NO3- Cu2++2NO2+2H2O
Fe +4 HNO3 (l) Fe(NO3)3+NO+ 2H2O
Fe +4H++NO3- Fe3++NO+2H2O
HNO3đ + M M(NO3)3 + NO2 + H2O

- GV : viết phương trình phản ứng tổng quát của kim loại với a xít nitríc và lưu ý trường hợp kim loại mạnh tạo hổn hợp sản phẩm : N2,N2O,NH4NO3 HNO3l+ M khử yếu M(NO3)n+NO+H2O
Mkhử mạnh M(NO3)n + NO, N2O, NH4NO3 + H2O (n là hoá trị cao nhất và bền của kim loại)
4Zn + 10HNO3l 4Zn(NO3)2 +
NH4NO3 + 3H2O

- GV:
+ Fe và Al thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu được thụ động là gì. *Chú ý: -Fe, Al thụ động với HNO3 đặc nguội
+ Dẫn dắt đưa ra khả năng phản ứng với phi kim
+ Chiếu phim thí nghiệm chứng minh :
S +HNO3 (đ nóng) b. Với phi kim: HNO3 đặc nóng oxi hóa được với một số phi kim như C, S, P đến số oxi hoá cao nhất

- HS: Xác định sản phẩm sinh ra và viết phương trình phản ứng.
Nhận xét: Trong phản ứng trên số oxi hoá của nitơ giảm từ +5 xuống +4 số oxi hoá của S tăng từ 0 lên +6 cực đại VD:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

GV chiếu phim th ngh : FeO + HNO3 (l)
HS ác định sản phẩm, hoàn thành phương trình phản ứng
- GV kết luận:
+ Axit HNO3 có đầy đủ tính chất của axit mạnh
+ Axit nitric là chất oxi hoá mạnh, tác dúng với hầu hết các kim loại, một số phi kim và hợp chất có tính khử.
+ Khả năng oxi hoá của HNO3 phụ thuộc nồng độ của axit và độ hoạt động của chất phản ứng với axit và nhiệt độ
FeO + 4HNO3 (l) Fe(NO3)3+NO2 + 2H2O

Hoạt động 5 : củng cố
GV : chiếu bài tập trắc nghiệm :
- Bài 1 : câu phát biểu nào sau đây đúng
A/ Axít nitríc là một axít mạnh
B/ Axít nitríc là một chất ô xy hóa mạnh
C/

- Học sinh: Tất cả muối nitrat đều tan và điện li mạnh Tất cả các muối nitrat đều tan và là chất điện li mạnh
PT điện li:
Ca(NO3)2 Ca2+ + 2NO-3
KNO3 K+ + NO-3
- Ion NO-3 không màu
- Giáo viên bổ sung: ion NO-3 không màu và một số muối nitrat dễ bị chảy rữa trong không khí
Hoạt động 5: 2. Tính chất hoá học:
Giáo viên làm thí nghiệm; Nhiệt phân NaNO3 (ống 1) và Cu(NO3)2 (ống 2). Các muối M(NO3)n đều kém bền bởi nhiệt (M là kim loại). Sản phẩm phân huỷ phụ thuộc vào bản chất của cation M
- Học sinh quan sát hiện tượng và giải thích
+ ở ống 1 thấy có khí thoát ra và làm cho que đóm bùng cháy lên (khí O2)
+ ở ống 2 thấy có khí thoát ra có màu nâu đỏ (NO2 và làm cho que đóm bùng cháy lên (khí O2) - M trước Mg: M(NO2)n + O2
- M sau Cu: M + O2 + NO2
- M còn lại: oxit kim loại + O2 + NO2
VD: 2KNO3 2KNO2 + O2
2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
2Cu(NO3)2 2CuO + O2 + 4NO2

- Giáo viên: Khi ống hai đã nguội, rót nước vào lắc nhẹ thấy có kết tủa đen. Rót vào một chút H2SO4 loãng thấy dung dịch có màu xanh. Học sinh giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng Khi đun nóng M(NO3)n là chất oxi hoá mạnh

- Học sinh: Kết tủa đen là CuO, dung dịch có màu xanh là CuSO4, phương trình phản ứng:
2Cu(NO3)2 2CuO + O2 + 4NO2
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
2KNO3 2KNO2 + O2

- Giáo viên bổ sung: Nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng trươc Mg trong dãy hoạt động hoá học sẽ thu được muối nitric và O2 còn nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng sauCu sẽ thu được kim loại.
VD: 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2

Hoạt động 6: 3. Nhận biết muối muối nitrat
- Giáo viên làm thí nghiệm; Cho thêm mảnh Cu và dung dịch NaNO3. Thêm dung dịch H2SO4 vào. Trong môi trường axit ion NO-3 thể hiện tính oxi hoá giống HNO3
VD: dung dịch NaNO3 + H2SO4 loãng + Cu dung dịch màu xanh + khí không màu hoá nâu ngoài không khí
- Học sinh quan sát giải thích hiện tượng: dung dịch đang từ không màu chuyển sang màu xanh, có khí không màu sau đó hoá nâu trong không khí thoát ra.
Phương trình phản ứng:
3Cu+ 8H++2NO-3 3Cu2+ + 2NO 4H2O
2NO + O2 2NO2
3Cu+8H++2NO32- 3Cu2++2NO + 4H2O
2NO + O2 2NO2 (nâu đỏ)
Dùng phản ứng này nhận biết dung dịch muối nitrat
- Giáo viên kết luận: Trong môi trường axit ion NO-3 thể hiện tính oxi hoá giống HNO3. Dùng phản ứng này nhận biết dung dịch muối nitrat
Hoạt động 7: II. Ứng dụng muối nitrat
- Học sinh nghiên cứu SGK tìm hiểu thực tế cho biết muối nitrat có những ứng dụng gì? - Điều chế phân đạm
- Điều chế thuốc nổ đen
- Học sinh: Điều chế phân đạm, điều chế thuốc nổ đen
Hoạt động 8: C. Chu trình của nitơ trong tự nhiên:
- Tìm hiểu trong tự nhiên nitơ có mặt ở đâu? tồn tại ở dạng nào? Nitơ luân chuyển trong tự nhiên như thế nào I. Quá trình tự nhiên
1. Quá trình chuyển hoá qua lại giữa nitơ dạng vô cơ và nitơ dạng hữu cơ
- Học sinh sử dụng sgk và hình 2.7 để trả lời câu hỏi trên 2. Quá trình chuyển hoá qua lại giữa nitơ dạng tự do và nitơ hoá hợp
Củng cố bài: Giáo viên sử dụng bài tập 2,2 SGK để củng cố bài II. Quá trình nhân tạo
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,3,4,5,6,6 SGK
Tiết sau luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ, về nhà nắm lại các kiến thức theo kiến thức cần nắm ở SGK và làm các bài tập trong bài luyện tập
Rút kinh nghiệm : Khi làm thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, để thu được dung dịch màu xanh cần lấy ít Cu và HNO3dư, đun nóng nhẹ axit trước rồi mới cho Cu vào
- Nên dừng tiết 1 khi hết phần tính chất hoá học

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:31
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ10: PHOTPHO

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết được cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho
- Biết tính chất vật lí, hoá học của photpho
- Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho
2. Về kĩ năng :
- Học sinh vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí, hoá học của photpho để giải các bài tập.
II. Chuẩn bị :
GV: Dụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn. Hoá chất gồm photpho đỏ, photpho trắng
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tính chất hoá học của HNO3. Viết phương trình phản ứng
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn:
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày vị trí của P trong bảng tuần hoàn và nhận xét hoá trị có thể có trong hợp chất của photpho NhomVA
Hoạt động 2: II. tính chất vật lí: Có hai dạng thù hình
Học sinh quan sát photpho đỏ và photpho trắng. 1. Photpho trắng:
Nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Phốt pho có mấy dạng thù hình?
+ Sự khác nhau về tính chất vật lí của các dạng thù hình là gì? - Tinh thể màu trắng, gồm các phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực hútd Van-de-van yếu . Tinh thể P trắng mềm, t0nc thấp
- Giáo viên giải thích sự khác nhau về một số tính chất vật lí của 2 dạng thù hình - Rất độc, không tam trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ
- Giáo viên làm thí nghiệm chứng minh sự chuyển hoá photpho đỏ và photpho trắng - Phát quan trong bóng tối

- Giáo viên bổ sung: Nếu để lâu ngày photpho trắng dần chuyển thành photpho đỏ. Do đó cần bảo quản photpho trắng trong nước. Photpho trắng rất độc, còn photpho đỏ không độc 2. Photpho đỏ:
- Chất bột màu đỏ, có cấu trúc polime (P)n bền  khó nóng chảy, khó bay hơi
- Không độc
Ptrắng Pđỏ

- Giáo viên kết luận: photpho có 2 dạng thù hình chính là đỏ và trắng. Hai dạng này có thể chuyển hoá cho nhau
Hoạt động 3: II. Tính chất hoá học:
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Dựa vào số oxi hoá có thể có của photpho dự đoán khả năng phản ứng của photpho? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 1. Tính oxi hoá: Khi tác dụng với kim loại mạnh.


- Giải thích tại sao ở điều kiện thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ? 2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh
- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh và chú ý nhấn mạnh đặc điểm khác với nitơ a. Với oxi:

b) Với Clo

Kết luận: P hoạt động mạnh hơn N ở điều kiện thường. Do liên kết đơn trong phân tử P kém bền hơn liên kết ba trong phân tử nitơ
- Ptrắng hoạt động mạnh hơn Pđỏ
- P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Hoạt động 4: IV. Ứng dụng:
- Học sinh dựa vào SGK và tìm trong thực tế những ứng dụng của photpho
- Giáo viên tóm tắt các ý kiến của HS và nói rõ hơn các phản ứng hoá h ọc xảy ra khi lấy lửa bằng diêm
Hoạt động 5:
- Học sinh nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tự nhiên photpho tồn tại dưới dạng nào?
Giáo viên cần dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh trả lời các câu hỏi và cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của photpho đối với sinh vật và con người
Hoạt động 6: V. Trạng thái tự nhiên: (SGK)
Tại sao trong tự nhiên nitơ tồn tại ở dạng tự do còn photpho lại tồn tại ở dạng đơn chất?
+ Trong công nghiệp photpho được sản xuất bằng cách nào? Viết phương trình phản ứng? VI. Điều chế:
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3
+2Phơi + 5CO2
Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 1,2 SGK để củng cố bài
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,3,4,5,6 SGK

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:32
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ11: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết cấu tạo phân tử của axit photphoric
- Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học của axit photphoric
- Biết tính chất và phương pháp nhận biết muối photphat
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức về axit photphoric và muối photphat để làm các bài tập
II. Chuẩn bị :
GV: Hoá chất gồm axit sunfuric đặc, dung dịch AgNO3; dung dịch Na3PO4; dung dịch HNO3. Dụng cụ: ống nghiệm
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tính chất hoá học của photpho. Viết PTPƯ
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. Axit photphoric:
- học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy viết công thức cấu tạo phân tử axit photphoric
+ Bản chất giữa các liên kết nguyên tử trong phân tử là gì?
+ Trong hợp chất này số oxi hoá của photpho là bao nhiêu? I. Cấu tạo phân tử :

- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh
Hoạt động 2: II. Tính chất vật líSGK)
- GV cho HS quan sát lọ đựng axit photphoric
- HS nhận xét và cho biết tính chất vật lí của H3PO4
- GV bổ sung : axit photphoric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào là do sự tạo thành liên kết hiđrô giữa các phân tử axit photphoric với các phân tử nước.
Hoạt động 3 : III. Tính chất hóa học
+ Viết phương trình điện li của H3PO4 để chứng minh đó là axit ba nấc và là axit có độ mạnh trung bình. 1. Tính axit : Trong dd phân li theo 3 nấc
H3PO4 H+ + H2PO4-
H2PO4- H+ + HPO42-
H2PO-4 H+ + PO43-
+ Cho biết trong dd H3PO4 tồn tại những loại ion nào ? dung dịch H3PO4 có những tính chất chúng của axit và có độ mạnh trung bình
Nấc 1 > Nấc 2 > Nấc 3
+ Gọi tên các sản phẩm điện li
+ Viết phương trình phản ứng của H3PO4 với oxit bazơ, bazơ, kim loại, muối.
- GV giúp HS dựa vào tỉ lệ số mol axit với bazơ hoặc oxit bazơ để xác định muối sinh ra. 2. Tác dụng với bazơ:
Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol mà muối sinh ra là muối axit hoặc trung hoà.
- GV yêu cầu HS so sánh tính oxi hoá của HNO3 và H3PO4. Lấy ví dụ minh hoạ VD: Tác dụng với NaOH
Đặt a =
Nếu a = 1:
H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + H2O (1)
Nếu a = 2:
H3PO4+2NaOH Na2HPO¬4 + 2H2O (2)
Nếu a = 3:
H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O (3)
Nếu 1 < a , 2 xảy ra (1. Và (2)
Nếu 2 < a < 3 xảy ra (2. Và(3)
3. H3PO4 không có tính oxi hoá
Hoạt động 4: IV. Điều chế và ứng dụng
- Học sinh nghiên cứu SGK cho biết ccs phương pháp điều chế H3PO4 1. Điều chế:

- Giáo viên bổ sung thêm độ tinh khiết của 2 phương pháp PTN: 5HNO3loãng +3P+ 2H2O 3H3PO4
+ 5NO
CN:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4đ 3CaSO4+ 2H3PO4
Hoặc:
2. Ứng dụng: Điều chế muối photphat và phân lân
Hoạt động 5: B. Muối photphat
- Học sinh cho biết các loại muối photphat và lấy ví dụ
- Học sinh dựa vào bảng tính tan và SGK cho biết đặc điểm về:
+ Tính tan
+ Phản ứng thuỷ phân Muối trung hoà
2 loại đihirophtphat
Muối axit
đihirophtphat
1. Tính tan: (SGK)
Hoạt động 6: 2. Nhận biết ion photphat:
Giáo viên làm thí nghiệm: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4. Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch dung dịch HNO3 vào kết tủa TN: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4:
3Ag+ = PO43- Ag3PO4
(Màu vàng)
Dung dịch AgNO3 làm thuốc thử nhận biết muối tan photphat
- Học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
- Học sinh: Có kết tủa vàng, kết tủa tan trong HNO3
- yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của phản ứng này.
Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 3 SGK để củng cố bài
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 3,4,5 SGK. Chuẩn bị các loại phân bón cho tiết học sau:

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:33
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ12: PHÂN BÓN HOÁ HỌC

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết vai trò của các nguyên tồ N,P,K các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng
- Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học, cách điều chế chúng trong CN
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để đánh giá các loại phân bón và làm các bài tập
II. Chuẩn bị :
GV: Hoá chất gồm các loại phân bón. Dụng cụ: ống nghiệm
HS: Tìm hiểu các ứng dụng
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tính chất hóa học của H3PO4
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Phân đạm:
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy cho biết vai trò của phân đạm
+ Các đánh giá chất lượng lạm dựa vào đâu Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3 và ion amoni NH+4. Phân đạm làm tăng tỉ lệ của protit thực vật, có tác dụng làm cho cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cành lá xanh tươi, cho nhiều hạt, nhiều củ hoặc nhiều quả.
Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ & về khối lượng N
Hoạt động 2: 1. Phân đạm amoni
+ Giáo viên cho học sinh quan sát lọ đựng phân đạm amoni và trình bày tính chất vật lí của chúng Đó là các loại muối amoni NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3...
+ Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế Các loại muối này được điều chế từ amoniac và axit tương ứng.
2NH3 + H2SO4 (NH3)2SO4

+ Giáo viên trình bày thêm tác hại của loại đạm này
Hoạt động 3: 2. Phân đạm nitrat
+ Giáo viên cho học sinh quan sát lọ đựng phân đạm nitrat và trình bày tính chất vật lí của chúng Đó là các muối nitrat: NaNO3¬, Ca(NH3)2. Các muối này được điều chế từ axit nitric và cacbonat kim loại tương ứng
+ Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế đạm nitrat VD:
CaCO3+2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 +H2O

+ Giáo viên trình bày thêm tác hại của loại đạm này
Hoạt động 4: 3. Phân đạm ure:
+ Giấo viên cho học sinh quan sát lọ đựng phân đạm ure và trình bày tính chất vật lí của chúng Ure, (NH2)2CO là loại phân đạm tốt nhất hiện nay, có tỉ lệ %N rất cao (46%)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế, quá trình biến đổi trong đất của đạm ure.
+ Giáo viên trình bày tác dụng chính của ure Điều chế:
CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O
Trong đất có biết đổi
(NH2)2CO + 2H2 (NH4)2CO3
Nhược điểm của ure là dễ chảy nước, tuy ít hơn so với muối nitrat, vì vậy phải bảo quản nơi khô ráo
Hoạt động 5: II. Phân lân:
+ Trong tự nhiên photpho tồn tại ở những dạng nào? Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-
+ Tại sao trong tự nhiên nitơ tồn tại ở dạng tự do còn photpho lại tồn tại ở dựng đơn chất? Phân lân đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó
+ Trông công nghiệp photpho được sản xuất bằng cách nào? Viết phương trình phản ứng? 1. Supe photphat:
Có hai loại supe lân đơn và supe lân kép
- Giáo viên dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh trả lời các câu hỏi và cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của photpho đối với sinh vật và con người a) supephotphat đơn. Cách điều chế: Trộn quặng photphat với dung dịch axit sufuric đặc, phản ứng sau đây xảy ra:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 Ca(H2PO4)2 +
2CaSO4
- Yêu cầu học sinh cho biết vai trò của phânlân, dạng tồn tại của phân lân là gì? Phản ứng toả nhiệt làm cho nước bay hơi. Người ta thêm nước vừa đủ để muối CaSO4 kếy tinh thành muối ngậm nước
- Chất lượng phân lân được đánh giá vào đại lượng nào? CáO4.2H2O (thạch caô). Supephotphat đơn là hỗn hợp của canxiđihiđrophotphat và thạc cao.
b) Supephotphat kép. Cách điều chế: trộn bột quặng photphat với axit photphoric, phản ứng sau đây xảy ra:
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2
Trong thành phần của Supephotphat kép không có lẫn thạch cao, do đó tỉ lệ %PO5 cao hơn, chuyên chở đỡ tốn kém
2. Phân lân nung chảy.
Cách điều chế: Trộn bột quặng photphat và loại đá có magie (ví dụ, đá bạch vân còn gọi là đolomit CaCO3, MgCO3) đập nhỏ, rồi nung ở nhệt độ cao trên 10000C. Sau đó làm nguội nhanh và tán thành bột
Hoạt động 6: III. Phân Kali:
+ Trong tự nhiên kali tồn tại ở những dạng nào? Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng nguyên tố ion K+
- Giáo viên cần dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh trả lời các câu hỏi và cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của kali đối với sinh vật và con người - Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu và tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây
+ Yêu cầu học sinh đánh giá chất lượng của phân kali - Phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của kali oxit K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó
Hoạt động 7: IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trìn bày cách điều chế, đánh giác chất lượng loại này so với supe lân - Phân hỗn hợp: Chứa N, P, K
- Phân phức hợp: được sản xuất bằng phương pháp hoá học
Điều chế: NH3 tác dụng với H3PO4
Hoạt động 8: V. Phân vi lượng
Yêu cầu tương tự như trên đối với phân kali và phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng Cung cấp các nguyên tố nh: Mg, Zn...
Củng cố bài: Giáo viên dùng baì tập 2 SGK để củng cố bài
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 3,4 SGK

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:34
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ13: LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Củng cố kiến thức tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat, photpho và hợp chất của chúng
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung lí thuyết cần thiết.
HS: Ôn tập lý thuyết và làm đầy đủ bài tập ở nhà.
III. Phương pháp :Quy nạp ,đàm thoại.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Tiến trình
I. Kiến thức cần nhớ:
Nitơ Phot pho
Cấú hình e nguyên tử
Độ âm điện
Cấu tạo phân tử
Cấc số ôxi hóa có thể có
tính chất hóa học
tính khử
tác dụng với ôxi
tính ôxi hóa
-tác dụng với hidro
-tác dụng với kim lọai mạnh

Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để khắc sâu kiến thức cần nhớ ở bảng trên
NH3 Muối amôni
Tính chất vật lý khí,mùi khai,tan nhiều nhất trong nước tinh thể ,tan mạnh trong nước,điện ly mạnh
Tính chất hóa học khửvà bazơ yếu thủy phân tạo môi trường axit,kém bền nhiệt.
Điều chế N2+H2NH3
NH4++OH-- NH3+H2O NH3+AXIT
Nhận biết mùi khai +dd bazơNH3có mùi khai
B3
rút ra nhận xét
HNO3 H3PO4
CTCT

Số ôxi hóa của nguyn tố trung tâm +5 +5
tính axit mạnh trung bình
tính ôxi hóa mạnh không có tính ôxi hóa
b4
Muối nitrat Muối photphat
tan trong nước mạnh tùy từng loại muối mà khả năng tan trong nước khác nhau
tính chất hóa học:
tính chất của muối thông thường
-Tính ôxi hóa
-Bịnhiệt phân hủy
-Nhận biết
đầy đủ


trong môi trường axit

Cu+H+ddxanh,khí không màu hóa nẩutong kk đầy đủ

không có tính ôxi hóa

không phân hủy
+Ag+ vàngAg3PO4



c sinh làm các bài tập sau để rèn luyện các kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học
Bài 1: (SGK)
Giáo viên nhắc lại kĩ năng xác định số oxi hoá
Bài 4: (SGK)
////////////////////
H2 + Cl2 2HCl
NH3 + HCl NH4Cl
Bài 6: (SGK)
a) 4P + 5O2 2P2O5
b)
Bài 9: (SGK)
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng xảy ra từ đó xác định thành phần dung dịch sau phản ứng và vận dụng cách tính toán để đi đến kết quả
Dặn dò: Về nhà xem lại các phản ứng hoá học giữa muối và axit, bazơ, muối và điều kiện để phản ứng xảy ra đã học ở cấp 2
Bài tập báo hóa học ứng dụng số ra tháng10 năm 2007
tt
III/Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1:hs trình bày bài tập đã chuẩn bị theo yêu cầu
họat động 2
kiểm tra và hd
bài 1:Nguyên tố R có hợp chất với h là RH3ôxxit cao nhất của rchứa43,66%khối lượng R.R là nguyên tố nào
G.HD:R2O5
Công thức tính 5khối lượng nguyên tổtong hợp chất
từ ct xác định R
bài 2
3,2g Cu tác dụng hết với HNO3đặc thu thể tích NO2 làbn(đktc)

G.Hd.cách làm hsinh ktra lại















Bài 3. 56 m3 (đktc) để điều chế HNO3 .biết chỉ có 92% NH3 chuyển thành HNO3.Khối lượng dd HNO3 40% thu được là bao nhiêu?


công thức tính nồng độ %









Bài 4 12,8gCu tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy thóat ra hỗn hợp NO ,NO2 có tỷ khối đối với H2 là 19 thể tích hỗn hợp đó ở đktc là bao nhiêu?
G.Hd:các bước tiến hành





H.tiến hành theo từng bước Bài 1




gt có RH3=>R2O5=>2.R+16.5
R=31=>R làPhot pho




Bài 2PTPƯ:
. Cu+4HNO3-> Cu(NO3)2+2NO2+2+H2O



ncu=0,05 mol
nno=0,1mol


VNO2=2,24lit







Bài 3.
nNH3=56.103/ /22,4=2,5.103 mol
nHNO3=nNH3
mHNO3=2,5.63.103 g
mddHNO3(40%)=mHNO3..100/C%=






Bài 4.
dhh/H2=19=>Mhh=38


n1=n2=1:1=>PTPƯ:
Al+ HNO3 Al(NO3)3+ NO+ H2O.
Al+ HNO3 Al(NO3)3+ NO2+ H2O.
Al+ HNO3 Al(NO3)3+ NO+ NO2+ H2O.


nCu=12,8/64=0,2mol=>nhh=0,2=>vhh=4,48lit

Dặn :tiết sau thực hành,chuẩn bị bài theo SGK

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:35
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ14: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Củng cố các kiến thức axit nitric muối nitrat, muối photphat, phân bón hoá học
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
II. Chuẩn bị :
1: Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, nút cao su dậy ống nghiệm kèm một ống dẫn thuỷ tinh, cốc 25o ml hoặc chậu thuỷ tinh, bộ giá thí nghiệm đơn giản, đèn cồn, giá để ống nghiệm
2. Hoá chất: Chứa trong lọ thuỷ tinh, nút thuỷ tinh kèm ống hút nhở giọt
- Dung dịch HNO3 68% và 15%
- Phân kali clorua, amoni sunfat, Supephotphat kép
- Cu mảnh, than
- KNO3(tt)
- Dung dịch AgNO3, NaOH
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm thực hành để tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Tính oxi hoá của axit HNO3 đặc và loãng
a) - Cho 1ml HNO3 68% vào ống nghiệm 1
- Cho 1ml HNO3 15% vào ống nghiệm 2
Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh Cu và đun nóng.
b) Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích:
- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch bị khử đến NO. Dung dịch cũng chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2.
Lưu ý học sinh lấy lượng nhỏ hóa chất vì trong sản phẩm phản ứng có những khí NO và NO2 rất độc
Thí nghiệm 2: Tác dụng của KNO3 nóng chảy và cacbon
a) Chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
Thực hiện như SGK
b) Quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích
PTPƯ: 2KNO3 + C 2KNO2 + CO2 + Q
Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại phân bón hoá học
a) Chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
Thực hiện như SGK
b) Quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích
* Xác định phân amoni sunfat
- Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch (NH4)2SO4 và dung dịch NaOH có màu khai NH3 bay ra theo phương trình hoá học:
(NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Phương trình ion thu gọn: NH+4 + HO- NH3 + H¬2O
* Xác định phân Supephotphat kép:
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Ca(H2PO4)2 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Ag3PO4 màu vàng.
Ca(H2PO4)2 + 6AgNO3 2Ag3PO4 + Ca(NO3)2 + 4HNO3
IV. Nội dung tường trình:
1. Tên học sinh.......lớp
2. Tên bài thực hành:...
3. Nội dung tường trình:
a. trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình, các thí nghiệm 1 và 2
b. Hãy điền các kết quả của thí nghiệm 3 vào bảng sau đây:
Thứ tự Tên hoá học Dàng bề ngoài Màu sắc Tính tan trong nước Cách xác định PƯHH Các PTHH

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:36
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ 15: CACBON

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết cấu trúc các dạng thù hình của cacbon.
- Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của cacobon
- Vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và kĩ thuật
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng được những tính chất vật lí, hoá học của cacbon để giải các bài tập có liên quan
- Biết sử dụng các dạng hình thù của cabon trong các mục đích khác nhau
II. Chuẩn bị :
GV: Mô hình than chì, kim cương, mẫu than gỗ, mồ hóng
HS: Xem lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương (lớp 10), tính chất hoá học của cacbon (lớp 9)
III. Phương pháp : Trực quan,đàm thọai.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Vị trí của nhóm Cacbon trong BTH
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm nhóm cacbon trong BTH, gọi tên nguyên tố trong nhóm, cho biết vị trí của nhóm trong bảng tuần hoàn Vị trí: SGK
Hoạt động 2:
- Giáo viên: Từ vị trí của nhóm trong BTH yêu cầu học sinh:
+ Viết cấu hình 2 nguyên tử lớp ngoài cùng và sự phân bố các e ngoài cùng vào ô lượng tử ở trạng thái cơ bản và kích thích
+ Nhận xét về số e độc thân ở trạng thái cơ bản, ở trạng thái kích.
+ Khả năng tạo thành LKHH từ các e độc thân Trạng thái cơ bản:
2s2 2p2
Có 4 e lớp ngoài cùng trong đó có 2 e độc thân trong các hợp chất chúng có cộng hoá trị 2
- Trạng thái kích thích:
2s1 2p3
Có 4 e độc thân trong các hợp chất chúng có cộng hoá trị 4. Một số hợp chất có cộng hoá trị là 2
- Học sinh nghiên cứu SGK, dưới sự dẫn dắt của giáo viên làn lượt giải quyết vấn đề - Trong hợp chất chúng có số oxi hoá +4, +2, -4 tuỳ thuộc vào độ âm địên của nguyên tố liên kết với chúng
- Giáo viên kết luận: Để đạt được cấu hình e của khí hiếm nguyên tử C tạo nên những cặp e chung với những nguyên tử khác và trong các hợp chất chúng co các số oxi hoá +2, +4. Ngoài ra cacbon và silic còn có số oxi hoá -4
Hoạt động 3: II. Tính chất vật lí
- Học sinh:
+ Quan sát mô hình và mẫu vật để tìm hiểu cấu trúc các dạng thù hình của cacbon.
+ Dựa vào SGK và kiến thức thực tế trình bày tính chất vật lí các dạng thù hình của cacbon
- Giáo viên: Thiết kế bảng để học sinh điền vào cho dễ quan sát đối chiếu ///
Kim cương Than chì Fuleren
Tính chất vật lí
Cấu tạo
Ưngs dụng
/////////////////////////////////////////////////////
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm cấu trúc tinh thể của các dạng thù hình giải thích tại sao các dạng thù hình của cacbon có những tính chất vật lí trái ngược nhau
Hoạt động 4: II. Tính chất hoá học:
Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất hoá học của cacbon dựa vào cấu trúc nguyên tử và các trạng thái số oxi hoá của các bon Ở nhiệt độ thường C khá trơ về mặt hoá học nhưng trở nên hoạt động khi đun nóng. Trong các phản ứng C thể hiện tính khử, tính oxi hoá
- Học sinh: Tính oxi hoá khử 1. Tính khử: (đặc trưng)
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: C thể hiện tính oxi hoá, tính khử khi nào? Viết phương trình phản ứng minh hoạ a) Tác dụng với oxi
C0 + O2
ở nhiệt độ cao CO2 + C 2CO

- Giáo viên bổ sung thêm một số phản ứng thể hiện tính khử của C và lưu ý học sinh:
+ Vì ở nhiệt độ cao C khử được CO2 do đó khi đốt cháy C trong oxi ngoài CO2 sinh ra còn có CO. nếu ở nhiệt độ cao sản phẩm chủ yếu là CO
+ Giáo viên nhắc học sinh chú ý:
- Những oxit kim loại từ Al trở về trước không bị C khử
- Yêu cầu học sinh viết và cân bằng phản ứng b) Tác dụng với hợp chất.
- C khử được nhiều oxit kim loại (trừ oxit kim loại từ Al trở về sau trong dãy điện hoá) với oxit phi kim ở nhiệt độ cao, với HNO3, H2SO4đặc, KClO3


Hoạt động 3: 2. Tính oxi hoá:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm phương trình chứng minh tính oxi hoá của C a) Tác dụng với hiđrô


Học sinh chỉ ra 2 phản ứng với H2 và kim loại b) Tác dụng với với kim loại ở nhiệt độ cao tạo cacbua

(nhôm cacbua)
Hoạt động 4: III. Ứng dụng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết kim cương, than chì, than vô định hình có những ứng dụng gì?
- Học sinh: Đồ trang sức, dao cắt thuỷ tinh, mũi khoan...
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào cấc đặc điểm tính chất vật lí, hoá học để giải thích các ứng dụng đó
Hoạt động 5: IV. Trạng thái thiên nhiên: (SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào SGK và hiểu biết cuộc sống cho biết trạng thái thiên nhiên của cacbon
- Giáo viên bổ sung thêm các kiến thức thực tế V. Điều chế:
Than chì KCnhân tạo
Than đá than cốc than chì

- Giáo viên cung cấp cho học sinh phương pháp điều chế các dạng thù hình của cabon
Củng cố bài: C phản ứng được với các chất nào trong các chất sau; Fe2O3, CO2, H2, HNO3, H2SO4đặc, K2O, Al2O3, CO. Viết phương trình phản ứng xảy ra Gỗ + O2không khí thiếu than gỗ.
CH4 than muội + H2

Dặn dò : Về nhà làm bài tập 23.2; 23.5 SBT

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:37
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ16: HỢP CHẤT CỦA CACBON

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức : - Học sinh biết:- Cấu tạo phân tử CO và CO2
- Tính chất vật lí, hoá học của CO và CO2
- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2
- Tính chất vật lí, hoá học của axit cacbonic và muối cacbonnat
2. Về kĩ năng : - Củng cố kiến thức về liên kết hoá học
- Vận dụng các kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của cacbon trong đời sống kỹ thuật
II. Chuẩn bị :
HS: Ôn lại cách viết cấu hình e và phân bố e vào các ô lượng tử. Xem lại cấu tạo phân tử CO
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Cacbon có những tính chất hoá học đặc trưng nào? Cho ví dụ minh hoạ
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. Cacbo monooxit: CO
- Học sinh viết cấu hình enzim của C và oxi, sự phân bố e vào các ô lượng tử ở trạng thái cơ bản Cấu tạo phân tử:
C O
- Giáo viên giải thích sự hình thành phân tử CO Có nhiều đặc điểm giống N2 (liên kết 3 bền vững, KLPT, số e trong phân tử...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét cấu tạo phân tử CO giống cấu tạo của chất nào đã học
- Học sinh: Có liên kết 3 bền vững, KLPT giống N2
Hoạt động 2: I. Tính chất vật lí:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK cho biết điểm giống nhau và khác nhau về TCVL của CO và N=2=
- Học sinh: Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, khác Nitơ là CO rất độc Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, khác Nitơ là CO rất độc
- Giáo viên giải thích CO vì sao độc
Hoạt động 3: II. Tính chất vật lí:
- Giáo viên yêu cầu học sinh từ đặc điểm cấu tạo dự đoán TCHH của CO 1. Giống N2, CO2 kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động khi đun nóng. Nó là oxit không tạo muối (oxit trung tính)
- Học sinh: Do phân tử bền nên kém hoạt động ở nhiệt độ thường, chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao
- Giáo viên bổ sung: ở nhiệt độ thường không tác dụng với nước, oxit bazơ, dung dịch bazơ nên còn gọi là oxit không tạo muối. C2+(CO) có xu hướng chuyển lên C4+(CO2) bên nên có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao 2. Chất khử mạnh:
*CO cháy trong không khí
2CO + O2 2CO2, H < 0
* Tác dụng nhiều oxit kim loại
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2

Hoạt động 4: III. Điều chế:
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK cho biết khí CO được điều chế như thế nào? Viết phương trình phản ứng? Sản phẩm phụ của các phương pháp này là gì và loại chúng ra khỏi CO như thế nào? a) Trong PTN
HCOOH CO + H2O
b) Trong CN
C + H2O CO + H2
CO2 + C 2CO

Hoạt động 5: B. Cacbon đioxit CO2)
- Giáo viên yêu cầu hócinh viết công thức e, CTCT phân tử CO2 nhận xét hoá trị và số oxi hoá của C Cấu tạo phân tử CO2
O = C = O



Hoạt động 6: I. Tính chất vật lí SGK)
Học sinh nghiên cứu SGk và hiểu biết thực tế để rút ra TCVL của CO2
- Giáo viên bổ sung thêm ảnh hưởng của CO2 đến môi trường
Hoạt động 7: II. Tính chất hoá học:
- Giáo viên: số oxi hoá +4 của C khá bền nên trong các phản ứng khó bị thay đổi a) Là không khí duy trì sự sống và sự cháy
- Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh CO2 là oxit axit, viết phương trình phản ứng và cho biết đặc điểm của axit cacbonic b) Là oxit axit
- Tác dụng với nước
CO2 + H2O H2CO3
H2CO3 là axit hai nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O
- Học sinh nghiên cứu SGK cho biết điều chế CO2 trong CN và PTN III. Điều chế:
1. Trong PTN: muối cacbonat + axit mạnh:
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 H2O
2. Trong CN:
CaCO3 CaO + CO2

Hoạt động 8: C. Axit cacbonic và muối cacbonat:
Giáo viên yêu càu học sinh chứng minh CO2 là oxit axit, viết phương trình phản ứng và cho biết đặc điểm axit cacbonic H2CO3 là axit hai nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O
Trong dung dịch:
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết vì sao muối cacbonnat hay hiđrocacbonat đều tham gia được phản ứng với axit mạnh, tại sao muối hiđrocabonat phản ứng được với axit, cho ví dụ H2CO3 HC-3 + H+
HCO-3 H+ + CO32-
- Tác dụng với oxit bazơ
- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối trung hoà: Na2CO2, CaCO3...và tạo muối axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2...
- Giáo viên thông báo khả năng bị nhiệt phân của các loại muối
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tính chất của muối cacbonat và hiđrocacbonat
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tính chất của muối cacbonat và viết phương trình mình hoạ I. Tính chất chung của muối cacbonat
1. Tính tan: (SGK)
2. Tác dụng với axit:
VD:
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
HCO-3 + H+ CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O
CO32- + 2H+ CO2 + H2O

Hoạt động 9:
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGk về ứng dựng các muối quan trọng của cacbonat 3. Tác dụng với dung dịch kiềm; Muối hiđrocacbonat tác dụng với dung dịch kiềm
Củng cố bài: Làm bài tập 4 SGK VD:
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
HCO-3 + OH- CO32- + H2O
4. Phản ứng nhiệt phân:
- muối cacbonat tan không bị nhịêt phân
- muối cacbonat tan -> oxit KL + CO2
- muối hiđrocacbonat muối cacbonat + CO2 + H2O
VD:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
MgCO3 MgO + CO2
II. Một số muối cacbonnat quan trọng
Dặn dò : Về nhà làm bài tập và xem trước bài "Silic và hợp chất của silic"

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:38
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ17: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết:
+ Tính chất vật lí, hoá học của silic
+ Tính chất vật lí, hoá học của các hợp chất silic
+ Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến để giải các bài tập liên quan
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống
II. Chuẩn bị :
GV: Mẫu vật cát, dung dịch Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. Silic
Học sinh nghiên cứu SGK và cho biết TCVL của silic, so sánh với cabon
+ Có hai dạng thù hình: tinh thể và vô định hình (giống C).
+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao
+ Si có tính bán dẫn (khác C) I. Tính chất vật lí: (SGK)

Hoạt động 2: II. Tính chất hoá học:
- Giáo viên yêu cầu học sình nghiên cứu SGK rồi so sánh với C, Si có tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào? 1. Tính khử:
a) Tác dụng với phi kim: Haloge, O2, C...
Si + 2F2 SiF4
Si + O2 SiO2
Si + C SiC

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy phản ứng minh hoạ b. Tác dụng với hợp chất:
3Si + Fe2O3 2Fe + 3SiO2
Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2
2. Tính oxi hoá: Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao
Si + Mg Mg2Si

Hoạt động 3: III. Trạng thái tự nhiên
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Trong tự nhiên silic tồn tại ở đâu và ở dạng nào?
+ ứng dụng và điều chế silic IV. Ứng dụng: SGK
V. Điều chế:
Cho SiO2 + chất khử mạnh ở t0 cao
C + SiO2 Si + 2CO
Mg + SiO2 Si 2MgO

Hoạt động 4: B. Hợp chất của Silic
- Giáo viên quan sát mẫu cát sạch, tinh thể thạch anh và cho nhận xét về TCVL của SiO2 I. Silic đioxit: (SiO2)
a) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
b) Tính chất hoá học:
- Học sinh nghiên cứu SGK cho biết TCHH của SiO2? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? - Là oxit axit nên tác dụng với kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy, muối cacbonat kim loại kiềm nóng chảy
- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh và bổ sung những điều cần thiết SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
- SiO2 tan được trong HF
4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O

Hoạt động 5: II. Axit Silicxic:
- Giáo viên làm thí nghiệm; Cho khí CO2 lội qua dung dịch natri silicat. Khuấy bằng đũa thuỷ tinh cho đến khi xuất hiện màu trắng đục thì ngừng - Kết tủa keo, không tan trong nước
- Dễ mất nước khi đun nóng
H2SiO¬3 SiO2 + H2O

- Học sinh quan sát nhận xét và giải thích:
+ Chất trong cốc nhanh đông lại thành khối do có phản ứng
Na2SiO3+CO2+H2O H2SiO3 + Na2CO3
+ H2SiO3 là kết tuả keo, không tan trong nước.
+ H2SiO3 là axit yếu hơn cả H2CO3 - Là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 do đó:
Na2SiO3+CO2+H2O H2SiO3+ Na2CO3
III. Muối silicat
Chỉ có silicat kim loại kiềm tan trong nước, dung dịch của nó có môi trường kiềm
Củng cố bài: Giáo viên cho học sinh làm bài tập số 3 SGK để củng cố bài
Dặn dò : Về nhà làm bài tập Về nhà làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:39
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ 18: CÔNG NGHIỆP SILICAT

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết:
+ Thành phần hoá học và tính chất hoá học của thuỷ tinh, xi măng, gốm
- Phương pháp sản xuất các vật liệu thuỷ tinh, gốm, xi măng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên
2. Về kĩ năng :
- Phân biệt vật liệu thuỷ tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần tính chất của chúng
- Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thuỷ tinh, gốm, xi măng
II. Chuẩn bị :
GV: Sơ đồ lò sản xuất Clanke, mẫu xi măng
HS: Sau tầm tìm kiếm các mẫu vật bằng thuỷ tinh, gốm sứ
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
? Trình bày tính chất hoá học của silic. Viết phương trình minh hoạ
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: A. Thuỷ tinh
- Học sinh nghiên cứu SGK và thực tế hãy cho biết:
+ Thuỷ tinh có thành phần hoá học chủ yếu là gì?
+ Thuỷ tinh được chia thành mấy loại?
+ Hãy nêu một số tính chất thuỷ tinh I. Thành phần hoá học và tính chất của thuỷ tinh:
- Thành phần: Na2O, CaO, 6SiO2
- Tính chất: giòn, hệ số giản nở nhiệt lớn
II. Một số loại thuỷ tinh:
- Thuỷ tinh thường: Chủ yếu là Na2O, CaO, 6SiO2. Làm cửa kính, gương soi
- Giáo viên nhận xét các ý kiến của học sinh và bổ sung thêm thành phần và tính chất của một số loại thuỷ tinh - Thuỷ tinh pha lê: Thay Na2O, CaO bằng K2O, PbO. Làm thấu kính, lăng kính...
- Thuỷ tinh đổi màu: Có chứa AgBr, AgCl
- Thuỷ tinh thạch anh: Chủ yếu SiO2
- Thuỷ tinh có màu: Thêm một số loại oxit có màu; Cr2O3, Fe2O3, MnO...
Hoạt động 2: B. Đồ gốm:
- Học sinh tìm hiểu SGK cho biết: Là vật liệu được điều chế chủ yếu từ đất sét
+ Thành phần hoá học chủ yếu của đồ gốm là gì? I. Gạch, ngói: SGK
+ Có mấy loại đồ gốm? Cách sản xuất các loại đồ gốm như thế nào? II. Sành, sứ:
1. Sành: Đất sét sành. Người ta tráng lớp men muối nóng trước khi nung để bảo vệ khỏi thấm nước
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu thuỷ tinh và đồm gốm để học sinh phân biệt 2. Sứ: Cao lanh, fenspat, thạch anh, một số oxi kim loại khác nung ở 10000C. Để nguội tráng men rồi nung lại ở 14000C được sứ
Hoạt động 3: C. Xi măng:
- Học sinh nghiên cứu SGK và từ kiến thức thực tế cho biết: I. Thành phần hoá học của xi măng:
3CaO.SiO2; 2CaO.SiO2; 3CaO.Al2O3
+ Xi măng có thành phần hoá học chủ yếu là gì? II. Sản xuất xi măng:
Đá vôi, đất sét nung 13000C trong lò quay clanke. Nghiền nhỏ trộn chất phụ gia xi măng
+ Xi măng Poolăng được sản xuất như thế nào?
+ Quá trình đông cứng xi măng xảy ra như thế nào? III. Quá trình đông cứng xi măng:
3CaO.SiO + 5H2O Ca2SiO4.4H2O
+ Ca(OH)2
- Giáo viên dùng sơ đồ lò quay sản xuất clanke để mo tả sự vận hành của lò 2CaO.SiO2 + 4H2O Ca2SiO4.4H2O
3CaO.Al2O3+ 6H2O Ca3(AlO3).6H2O
Các tinh thể hiđrat này xen kẽ với nhau thành từng khối cứng và bền
Dặn dò : Về nhà xem bài luyện tập phần kiến thức cần nhớ và làm các bài tập trong bài luyện tập

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:40
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ19: LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Củng cố kiến thức tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng của C, Si, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat và hiđrocacbonat, axit sixilic, muối silicat
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng vận dụngh kiến thức để giải bài tập
II. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung lí thuyết cần thiết
HS: Ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ bài tập
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ dạy
3. Bài mới :
Kiến thức cần nhớ:
Cacbon Silic CO, CO2 SiO2 H2CO3 H2SiO3 Muối
+ Cacbonat
+ Silicat
C. Thức
TCVL
TCHH
Đ.Chế
Ư.Dụng
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để khắc sâu kiến thức cần nhớ dưới đây:
- Tính chất vật lí, hoá học, điều chế. Ứng dụng
Hoạt động 2: Học sinh củng cố lại kiến thức của mình bằng cách điền vào bảng trên
Bài tập:
Hoạt động 3: Cho 3 học sinh lên bảng làm bài tập 2,4,6 ở SGK

Ngày soạn : ......./...../..........
Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

Đ20: MỞ ĐẦU VỀ HỮU CƠ

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Học sinh biết:
- Khái niệm hợp chất hữu cơ, cách phân loại hoá học hữu cơ, và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
- Khái niệm về phân tích nguyên tố
2. Về kĩ năng :
- Học sinh nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
II. Chuẩn bị :
GV: Dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu. Trenh vẽ bộ dụng cụ chưng cất, hoá chất, nước, dầu ăn
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Khái niệm hoá học hx và hợp chất hữu cơ:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ, so sánh tỉ lệ về số lượng hợp chất hữu cơ so với hợp chất của cacbon - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...)
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ
- Giáo viên kết luận
Hoạt động 2: II. Phân loại hợp chất hữu cơ
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hình viết CTPT và tên của những chất có cấu tạo trong hình.
+ Học sinh nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần phân tử của các chất đó. Từ đó rút ra khái niệm về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon 1. Phân loại:
- hiđrocacbon: Chỉ chứa C và H
- Dẫn xuất của hiđrocacbon: ngoài H còn có O, Cl, S...
2. Nhóm chức:
- Là nhóm nguyên tử gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.
- Giáo viên khái quát sự phân loại hợp chất hữu cơ - Một số loại nhóm chức quan trọng:
-HO, -COOH, -Cl, -C=C-, -O-
Hoạt động 3: III. Đặc đỉêm chung của các hợp chất hữu cơ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh 1. Đặc điểm cấu tạo:
- Phải có cacbon, ngoài ra còn có H, O, Cl, S...
+ Nhắc lại một số hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9 - LKHH ở hợp chất hữu cơ thường là LKCHT
+ Nhận xét thành phần phân tử, loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ đó
- Giáo viên thông báo thêm về tính chất vật lí, hoá học chung của hợp chất hữu cơ rồi lấy ví dụ chứng minh 2. Tính chất vật lí:
- Thường ts, t¬nc thấp, dễ bay hơi
- Thường không tan hay ít tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ
3. Tính chất hoá học:
- Đa số hợp chất hữu cơ khi đốt cháy, chúng kém bền với nhiệt nên bị phân huỷ bởi nhiệt
- Phản ứng trong hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định và phải đun nóng hay cần xúc tác
Hoạt động 4: IV. Sơ lược về tính nguyên tố:
- Giáo viên nêu mục đích và phương pháp phân tích định tính 1. Phân tích định tính:
a) Mục đích: Xác định các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ
- Giáo viên làm thí nghiệm phân tích glucozơ b) Phương pháp: Phân huỷ hợp chất hữu cơ thành hợp chất hữu cơ đơn giản rồi nhận biết bằng phản ứng đặc trưng
- Học sinh nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận
Glucozơ CO2 + H2O
Nhận ra CO2:
CO2 + Ca(OH)2dd CaCO3 + H2O
(vẫn đục)
Nhận ra H2O:
CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O
Trắng Xanh c. Phương pháp tiến hành
Xác định cacbon và hiđro



Vậy hợp chất hữu cơ A có mặt C, H
Kết luận: Trong thành phần glucozơ có C và H
- giáo viên tổng quát lên với hợp chất hữu cơ bất kì
Hoạt động 5: Xác định Nitơ
- Học sinh nghiên cứu SGK rút ra kết luận phương pháp xác định sự có mặt của nitơ trong hợp chất hữu cơ HCHC SPVC
Khí có mùi khai bay lên có NH3
Vậy hợp chất A có mặt N
- Giáo viên tóm tắt phương pháp xác định N ở dạng sơ đồ
Hoạt động 6: 2. Phân tích định lượng:
- Giáo viên nêu mục đích và phương pháp phân tích định lượng a) Mục đích: Xác định tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
- Học sinh quan sát sơ đồ phân tích định lượng C, H, tìm hiểu vai trò các chất trong các thiết bị, thứ tự lắp đặt thiết bị b) Phương pháp: phân huỷ HCHC thành HCVC rồi định lượng chúng bằng phương pháp khối lượng hoặc thể tích
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết:
+ Cách xác định khối lượng CO2, H2O sinh ra
+ Nếu đổi vị trí bình 1 và 2 được không? Vì sao? c) Phương pháp tiến hành:
VD: Phân tích mAg hợp chất hữu cơ A
Cho sản phẩm phân tích lần lượt đi qua các bình:
Bình 1: Hấp thụ H2O bởi H2SO4đặc, P2O5, dung dịch muối bão hoà
Học sinh nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi sau
Bình 2: Hấp thụ CO2 bởi CaO, dung dịch kiềm...

Sau khi hấp thụ CO2 và H2O đo thể tích khí còn lại rồi quy về (đktc)
d) Biểu thức tính:

- Oxi; mo = mA - (mC + mH + mN +...) Hay: %O = 100 - (%C + %H + %N)
Củng cố bài:
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,3,4,5 SGK
Xem lại CtPT, CTCT tên của một số hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9
Rút kinh nghiệm : Cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà cơ sở và phương pháp chưng cất rượu, tinh dầu, kết tinh đường ở địa phương.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty27/11/2009, 19:40
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Đ21: CÔNG THỨC PHÂN TỬ - HỢP CHẤT HỬU CƠ

I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết các khái niệm và ý nghĩa công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và hợp chất hữu cơ
2. Về kĩ năng :
- Học sinh biết:
+ Các thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố
- Cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh phóng to hình 5.4 SGk, maý tính bỏ túi
III. Phương pháp :
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + tác phong
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: I. Công thức đơn giản nhất:
+ Nêu ý nghĩa cấu tạo đơn giản nhất
Cấu tạo đơn giản nhất cho biết các nguyên tố và tỉ lệ tối giản số nguyên tử các nguyên tố trong phân tử 1. Định nghĩa:
Công thức đơn giả nhất cho biết các nguyên tố và tỉ lệ tối giản số nguyên tử các nguyên tố trong phân tử
- Giáo viên: Công thức phân tử có thể trùng hoặc là bộ số của công thức đơn giản nhất
Hoạt động 2: 2. Thiết lập công thức đơn giản nhất
- Giáo viên cho học sinh xét ví dụ SGk dưới dự dẫn dắt của giáo viên theo các bứơc:
+ Học sinh đặc CTPT của A
+ Học sinh lập tỉ lệ số mol các nguyên tố có trong A
+ Học sinh cho biết mối liên hệ giữa tỉ lệ số mol và tỉ lệ số nguyên tử
+ Từ mói liên hệ trên suy ra CTĐG nhất của A

- Giáo viên: Nếu đặt CTPT của A là (C5H6O)n hãy nêu ý nghĩa của n -VD: Hợp chất hữu cơ A(C,H,O): 73,14%C; 7,24%H
Lập công thức đơn giản nhất của A
CTPT A; CxHyOz
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt các bước lập CTĐG nhất của một số hợp chất hữu cơ Tỷ lệ số mol (tỉ lệ số nguyên tử) của các nguyên tố trong A
NC: nH : nO = x : y ; z


Hoạt động 3: II. Công thức phân tử:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết công thức phân tử một số hợp chất đã biết, từ đó:
+ Nêu ý nghĩa của công thức phân tử
+ Tìm tỉ lệ số nguyên tử từng nguyên tố trong mỗi công thức, suy ra công thức đơn giản nhất 1. Định nghĩa:
CTPT biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử
- Học sinh: Nhận xét thông qua bảng
2. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐG nhất:








Nhận xét:
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong CTPT là một số nguyên lần số nguyên tử của nó trong CTĐG nhất
- Công thức phân tử có thể trùng với công thức đơn giản nhất
Hoạt động 4: 3. Cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ
- Giáo viên phân tích theo sơ đồ ở SGK
- Yêu cầu học sinh làm ví dụ ở SGK a. Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố
Sơ đồ:
CxHyOz xC + yH + zO
KL(g) M 12x y 16z
% 100 %C %H %O
Hoạt động 5:
- Yêu cầu học sinh xác định KLPT của (CH2O)n từ đó xác định n và suy ra CTPT của A. Từ tỉ lệ:

x = m.%C/12.100
y = M.%H/1.100
z = M.%O/16.100
VD: SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra các bước để tìm CTPT một hợp chất hữu cơ từ một hợp chất hữu cơ mới tìm ra
Hoạt động 6:
Giáo viên phân tích cách làm sau đó yêu cầu học sinh làm ví dụ ở SGK b) Thông qua CTĐG nhất
Xét ví dụ ở SGK
CTĐg nhất là: (CH2O)n
Từ MX = (12 = 1 + 16).n = 60 n = 2
Vậy CTPT là C2H¬4O2
Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 2a và 4a SGK để củng cố bài học c) Tính trực tiếp theo sản phẩm cháy
CxHyOz+(x+y/4-z/2)O2 xCO2 +y/2H2O
1 x y/2
0,01 0,04 0,04
Nên x = 4; y = 8. Từ MX ta có z = 2
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 1,2,3,4,5,6 SGK
Rút kinh nghiệm : Cho học sinh xem lại phần tính chất hoá học của rượu etylic, metan, axit axetic.
Bổ sung thêm cho học sinh về chỉ số vị trí nhóm định chức

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty28/11/2009, 18:57
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newNeverDieGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

NeverDie

»~¶v¶EmBeR~vÎp~»
 »~¶v¶EmBeR~vÎp~»
Tổng số bài gửi : 125
Danh tiếng : 15
Birthday : 16/07/1993
gia nhập : 26/11/2009
tui~ : 30
đến tùThiên Đàn
VNĐ VNĐ : 79720
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4525648_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Chơi kỳ vậy ba .Cái này gọi là barn chứ tài liệu gì /zzz/ 106

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
http://11cba4.tk/
Giáo Án Hoá Học 11 Empty28/11/2009, 19:40
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

spam chứ hỏk phải là barm, mà mài đọc coi phải tài lịu hok

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty28/11/2009, 20:37
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newIga (=^^=) Phó AdminGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Iga (=^^=) Phó Admin

»~¶v¶EmBeR~vÎp~»
 »~¶v¶EmBeR~vÎp~»
Tổng số bài gửi : 101
Danh tiếng : 0
Birthday : 30/05/1993
gia nhập : 21/11/2009
tui~ : 30
đến tù[X]CBa4_//_ Iga _//_ Với Iga không gì là không thể
VNĐ VNĐ : 6261
Đồ khủngĐang đi siu thị gom hàng!

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Obama spam ngày càng tinh vi! 05 Nếu hok phải spam sao hok post lun 1 thể mà chia nhỏ? Sư phụ spam 106 106 /zzz/ /zzz/

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
http://cba4tpcl.forumr.biz
Giáo Án Hoá Học 11 Empty28/11/2009, 21:35
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newNeverDieGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

NeverDie

»~¶v¶EmBeR~vÎp~»
 »~¶v¶EmBeR~vÎp~»
Tổng số bài gửi : 125
Danh tiếng : 15
Birthday : 16/07/1993
gia nhập : 26/11/2009
tui~ : 30
đến tùThiên Đàn
VNĐ VNĐ : 79720
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4525648_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Em chơi barn riết wen sorry vì cái ngu nha !!! .Nhưng tao thấy mày chia nhỏ ra vẫn có vấn đề ở đây
08 101

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
http://11cba4.tk/
Giáo Án Hoá Học 11 Empty29/11/2009, 12:58
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newIga (=^^=) Phó AdminGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Iga (=^^=) Phó Admin

»~¶v¶EmBeR~vÎp~»
 »~¶v¶EmBeR~vÎp~»
Tổng số bài gửi : 101
Danh tiếng : 0
Birthday : 30/05/1993
gia nhập : 21/11/2009
tui~ : 30
đến tù[X]CBa4_//_ Iga _//_ Với Iga không gì là không thể
VNĐ VNĐ : 6261
Đồ khủngĐang đi siu thị gom hàng!

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

Dĩ nhiên rồi, hok chia nhỏ thì sao gọi là spam! 06

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
http://cba4tpcl.forumr.biz
Giáo Án Hoá Học 11 Empty30/11/2009, 15:43
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newBarack ObamaGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngGiáo Án Hoá Học 11 0.4526178_1_1

Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11

chài đék mười mấy pài mà post 1 lượt sao bây coi đc, tao chia ra cho bây dể đọc zới lạ post 1 lượt chưa cha81t4rum post đc

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
Giáo Án Hoá Học 11 Empty
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_01Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_02_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_03
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_04_newGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_06_news
Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_07Giáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_08_newsGiáo Án Hoá Học 11 Bgavatar_09

Thành viên PC

Sponsored content


Giáo Án Hoá Học 11 Vide
Bài gửiGiáo Án Hoá Học 11 613533 Tiêu đề: Re: Giáo Án Hoá Học 11


«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t72-topic



Về Đầu Trang Go down
 

Giáo Án Hoá Học 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next
Trả lời và bình luận cho bài viết này
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.● :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Góc Học Tập-‘๑’- :: .::Hóa::.-

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất