● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸ
x-------------------------------------------------------------------x
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Số Chủ đề: 205 Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Số Bài gởi: 576
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Thành viên: 73 Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1forum được tạo: 8-2009
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Woa ! bạn https://11cba4.forumvi.com/u74 là mem mới nhất nha!
x-------------------------------------------------------------------x
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸ
x-------------------------------------------------------------------x
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Số Chủ đề: 205 Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Số Bài gởi: 576
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Thành viên: 73 Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1forum được tạo: 8-2009
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1Woa ! bạn https://11cba4.forumvi.com/u74 là mem mới nhất nha!
x-------------------------------------------------------------------x
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.●


 
Trang ChínhTrang Chính  Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1CHÀO MỪNGNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1BẠN ĐÃ GHÉ THĂM CỘNG ĐỒNG GAME VIỆTNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1HTTP://ÇBA4.US.TO Những pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1CHÚC BẠN VUI VẼNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1THẾ GIỚI CŨA LŨ QUỸNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4233242_1_1

Share | 
Những pài văn phân tích "Tràng Giang"Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty31/1/2010, 14:19
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newBarack ObamaNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4526178_1_1

Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: Những pài văn phân tích "Tràng Giang"

Sóng gợn tràng giang buồn
điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước
song song


Thuyền về nước lại, sầu
trăm ngả


Củi một cành khô lạc mấy
dòng




Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều


Nắng xuống, trời lên sâu
chót vót


Sông dài, trời rộng, bến
cô liêu.




Bèo dạt về đâu, hàng nối
hàng


Mênh mông không một chuyến
đò ngang


Không cầu gợi chút niềm
thân mật


Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi
vàng.




Lớp lớp mây cao đùn núi
bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ:
bóng chiều sa


Lòng quê dợn dợn vời con
nước


Không khói hoàng hôn cũng
nhớ nhà.




Mùa thu năm 1939, nhà thơ
Huy Cận, chàng trai 20 tuổi, nhân lúc đi đến bến Chèm, đứng bên bờ nam
nhìn cảnh sông Hồng mênh mông trời nước bao la đã hình thành bài thơ
“Tràng giang”. Đây không chỉ là bài thơ tiêu biểu, gắn liền với tên tuổi
của nhà thơ Huy Cận mà còn là bài thơ đặc sắc trong trào lưu thơ lãng
mạn giai đoạn 1930 –1945.




“Tràng Giang” mang không
khí đường thi, cổ kính và thấm đẫm màu sắc Phương Đông. Nó có phần khác
lạ so với rất nhiều thi phẩm của các thi sĩ cùng thời đang háo hức đón
nhận luồng gió Tây phương, nhiệt tình vận dụng thể thơ sonet của Pháp
đổi mới thơ Việt Nam.
Tuy vậy “Tràng giang” tuyệt nhiên không bị coi là “cũ”. Ngay cả
đối với hôm nay, nó đã từng vượt qua ba phần tư thế kỷ, từng song hành
với rất nhiều bài thơ hay của nhiều xu hướng, trào lưu nghệ thuật khác
nhau, song giá trị của Tràng giang vẫn không hề bị suy giảm. Có thể xem
đây là một ví dụ điển hình chứng minh rằng sự trường tồn của một bài thơ
không phụ thuộc vào việc nó được viết bằng thể thơ gì, hình thức nào?
Sức sống của nó chính là ở hồn vía nhà thơ, một cá thể mà soi vào đó
người ta thấy được tâm thế của thời đại.




Tràng giang có nghĩa sông
dài, cụ thể ở đây là sông Hồng, nhưng tác giả không đặt tên bài thơ là
sông dài, mà là “Tràng giang” vì sức biểu đạt của “Tràng giang” sâu sắc
hơn, không chỉ về âm hưởng trang trọng cổ kính mà còn tái hiện một không
gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ.




Tràng giang trước hết là
một bài thơ thiên nhiên, nhưng cái đích của nó là mượn thiên nhiên,
thông qua thiên nhiên để bày tỏ niềm hoài nhớ quê hương và tâm trạng của
người trí thức trước thời cuộc.




Thiên nhiên vừa là tác
nhân khơi nguồn cảm xúc vừa là phương tiện biểu đạt. Thiên nhiên trải
dài, xuyên suốt và được sắp xếp theo hệ thống đối lập. Một bên là những
hình ảnh cao lớn, rộng dài, bao la kỳ vĩ mang chiều kích vũ trụ: “sông
dài”, “trời rộng”, “mây cao”, “núi bạc”, “bờ xanh”, “bãi vàng”. Một
bên là những hình ảnh, sự vật nhỏ bé, đơn sơ, trơ trọi, trôi nổi, vật
vờ: “con thuyền”, “củi một cành khô”, “cồn nhỏ gió đìu hiu”, “bèo dạt”,
“chim nghiêng cánh nhỏ”…Hệ thống hình ảnh đối lập này tạo nên sự liên
tưởng về thân phận con người nhỏ bé,bơ vơ, bất lực, buông xuôi, không
định hướng, như bèo dạt hàng nối hàng không biết về đâu, như củi một
cành khô lạc mấy dòng. Đây là tâm trạng chung của nhiều thanh niên trí
thức thời bấy giờ, khi dân tộc chìm trong bóng đêm nô lệ, mà họ chưa tìm
thấy con đường đi. Tâm trạng này in đậm trong thơ giai đoạn trước cách
mạng tháng tám. Lưu Trọng Lư cảm nhận thân phận như “con nai vàng ngơ
ngác”. Xuân Diệu cũng rơi vào trạng thái của “con cò trên ruộng cánh
phân vân”. Còn Tố Hữu thì thốt lên:




“Bâng khuâng đứng giữa đôi
dòng nước


Chọn một dòng hay để nước
trôi”.




Và đó là lý do của nỗi
buồn, cô đơn mà người ta gọi là tâm bệnh của thời đại. Nỗi buồn ấy thấm
sâu vào cảm quan nghệ thuật trở thành lý tưởng thẩm mỹ, chi phối hoạt
động sáng tạo của các nhà thơ lãng mạn. Trong bài thơ “Tràng Giang
của Huy Cận nỗi buồn là âm hưởng chủ đạo, bao trùm. Nỗi buồn dường như
nằm trong bản thân tạo vật:




Sóng gợn tràng giang buồn
điệp điệp


…..Thuyền về nước lại, sầu
trăm ngả,


…Sông dài trời rộng bến cô
liêu




Nỗi buồn ấy choán hết cả
không gian, thời gian biến không gian thành một vũ trụ hoang vắng và
tĩnh lặng và thời gian ngưng đọng.




“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”



Bầu trời như thể bị đẩy
lên cao, sâu thẳm không thể nhìn thấy đáy. Bầu trời hoang vu như hồn
người, còn mặt đất thì




“Mênh mông không một
chuyến đò ngang


Không cầu gợi chút niềm
thân mật”




Giữa sông nước mênh mông
không có con đò, không có chiếc cầu để gợi lên chút hy vọng về một bến
bờ khác, vượt thoát khỏi thực tại. Không gian tuyệt đối tĩnh lặng. Không
có một âm thanh nào phát ra thành tiếng. Sóng gợn nhẹ, gió đìu hiu, bờ
bãi lặng lẽ, chỉ có thứ âm thanh từ ký ức xa xăm dội về tâm tưởng thành
niềm khát khao, thành câu hỏi: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.




Hiếm có bài thơ nào cùng
một lúc sử dụng hàng loạt từ láy như Tràng giang: “điệp điệp”, “song
song”, “lơ thơ”, “đìu hiu” “chót vót”, “lớp lớp”, “dợn dợn” là những từ
có ưu thế diễn tả “cá tính” của sự vật, tạo nên nhịp điệu, âm hưởng của
lời thơ và do đó bộc lộ sắc thái tình cảm của nhà thơ. Và cũng hiếm có
bài thơ nào đưa cả một hệ thống thiên nhiên với nhiều hình ảnh, sự vật
như “Tràng giang”. Lạ ở chỗ các yếu tố thiên nhiên sự vật hầu như
không liên kết với nhau. Nó tồn tại, vận động một cách độc lập, cô lẻ,
rời rạc như cũng tự mình ẩn vào nỗi niềm riêng , do đó càng làm gia
tăng ở con người cảm giác cô đơn, bơ vơ, không được nương tựa, che đỡ.
Trong hoàn cảnh ấy con người thường tìm nơi bám víu, tìm chỗ dựa tinh
thần, một nguồn an ủi. Nơi ấy là quê hương




“Lớp lớp mây cao đùn núi
bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ:
bóng chiều sa


Lòng quê dợn dợn vời con
nước


Không khói hoàng hôn cũng
nhớ nhà.”




Bóng chiều, hoàng hôn đã
trở thành thời gian tâm lý trong thơ kim cổ. Đó là khoảng thời gian cuối
ngày đang dần chuyển sang đêm; những tâm tư lắng đọng cho nỗi nhớ trào
lên, nhất là nỗi nhớ quê hương luôn thường trực đau đáu trong tâm hồn
thi nhân.


Nhà thơ Thôi Hiệu từng
viết:




“Quê hương khuất bóng
hoàng hôn


Trên sông khói sóng cho
buồn lòng ai”




Trước con sông dài mênh
mông, nhà thơ Huy Cận như đồng cảm với nỗi lòng nhớ quê của Thôi Hiệu
ông “thú nhận” với mình: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.



Vậy là nỗi buồn của nhà
thơ được cắt nghĩa đầy đủ hơn. Đó không phải nỗi buồn vu vơ, vô cớ, mà
là nỗi buồn trong sạch thanh cao. Nỗi buồn ấy không làm cho con người
trở nên yếu đuối, bi lụy, mà nuôi dưỡng trong ta những tình cảm đẹp,
những khát vọng lớn lao và tình yêu quê hương đất nước./.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty31/1/2010, 14:19
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newBarack ObamaNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4526178_1_1

Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: Re: Những pài văn phân tích "Tràng Giang"

1. Giới thiệu t/giả - t/phẩm
Huy Cận là mộ nhà thơ xuất sắc trong phong trào thơ mới

- Tràng Giang (1939) in trong tập thơ Lửa Thiêng là bài thơ nổi
tiếng và tiêu biểu nhất của Huy Cận trước CMT8 . Tràng Giang mang
vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại

2. Phân tích bài thơ


a. Khổ thơ 1
_ Nhan đề và lời đề từ đã gợi lên fần nào cảm xúc chủ đạo của bài thơ:
Bâng khuân trước vũ trụ mênh mông.
_ Bài thơ mở đầu với dòng sông ngoại cảnh cũng là dòng sông tâm hồn ,
nỗi buồn trải ra cùng lớp lớp sóng . Khác với trường giang hùng vĩ ,
cuồn cuộn ca Lí Bạch , Đỗ Phủ , Tràng Giang của Huy Cận lặng ờ (
sóng gợn , thuyền xuôi mái ) nhuốm nỗi chia li ( thuyền về nước lại .
sầu trăm ngả ) . Củi một cành khô lạc mấy dòng là hình ảnh đời thực ,
gửi gắm ưu tư của tác giả về thân fận con người


b. Khổ thơ 2

- Trước thiên nhiên rộng lớn ấy, nhà thơ mong tìm những nơi chốn tụ họp
của con người (làng, chợ, bến) nhưng càng thấy hoang vắng, trơ trọi. Huy
Cận đã học từ câu thơ dịch Chinh phụ ngâm (Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy
gò), nhưng thêm một từ láy (Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu) khiến cảnh vật
càng quạnh quẽ. Câu thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều nói đến âm thanh
mà lại làm nổi bật cái vắng lặng.

c. Khổ thơ 3

- Khổ thứ 3 thể hiện rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình với những hình ảnh vừa
gần gũi thân quen vừa giàu sức gợi. Những cánh bèo phiêu dạt giữa lặng
lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng phải chăng cũng là hình ảnh những kiếp người
lênh đênh vô định.
- Nhà thơ mong tìm một sự giao cảm, gắn bó nhưng trước mắt chỉ là không
gian mênh
mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người cảm thấy
bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật.

d. Khổ thơ 4

- Nỗi cô đơn càng thấm thía lúc hoàng hôn. Được gợi từ câu dịch thơ Đỗ
Phủ (Mặt đất mây đùn cửa ải xa), Huy Cận đã sáng tạo nên hình ảnh một
hoàng hôn hùng vĩ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Cánh chim quen thuộc
trong thơ ca về hoàng hôn đến Huy Cận cũng mang nét mới lạ: cái hữu hình
của cánh chim nhỏ nghiêng xuống làm hiện lên cái vô hình của bóng chiều
trĩu nặng; cánh chim giữa trời rộng gợi “cái tôi” cô đơn, rợn ngợp
trước vũ trụ, trước cuộc đời.
- Huy Cận đã liên tưởng đến Thôi Hiệu khi viết hai câu cuối. Khói sóng
trên sông làm Thôi Hiệu buồn, còn Huy Cận thì không khói hoàng hôn cũng
nhớ nhà, nỗi nhớ đã luôn da diết trong lòng tác giả.

3. Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ

a. Đề tài, cảm hứng:

- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước
thời gian
không gian vô hạn, vô cùng.
- Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ
mới thời mấ
nước “chưa tìm thấy lối ra”.

b. Chất liệu thi ca:


- Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ
(tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều…), nhiều hình
ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
- Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân
thực của đờ thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo
dạt…).

c. Thể loại và bút pháp:

- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn
thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp
tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang,
cô liêu…).
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp
“cái tôi” trữ tình
(buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua
những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót
vót, niềm thân mật, dợn…)

4. Kết luận

- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một
bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ,
trước cuộc đời.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang
vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của Thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong
cách Huy Cận.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty31/1/2010, 14:20
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newBarack ObamaNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4526178_1_1

Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: Re: Những pài văn phân tích "Tràng Giang"

Mở đầu bài thơ đã là dòng sông, mặt nước, lòng người. Tạo vật với tâm
tình cứ xen lẫn vào nhau làm cho câu thơ có sức gợi hơn là tả:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" - bài thơ là cả một cảnh lớn -
tràng giang, và một tấm lòng rộng mênh mang cùng "trời rộng sông dài"
ấy. Câu thơ thứ nhất, bốn chữ đầu là tả, ba chữ sau đã là gợi. Tả và gợi
cứ xen vào nhau. "Con thuyền xuôi mái nước song song" là hiện thực, là
bức tranh trước mắt. Đến "Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả" thì không
còn là bức tranh ấy nữa, mà đã là tương lai, là nghĩ suy, là chia ly và
tâm tình. Dòng Tràng giang trở thành dòng thời gian ấy, mọi cái đều
buông trôi, thụ động: "Củi một cành khô lạc mấy dòng" và "Con thuyền
xuôi mái" - mọi cái đều dẫn đến chia ly: "Thuyền về nước lại".

Bức tranh thiên nhiên có tràng giang, sóng nước, con thuyền gợi không
khí trang nghiêm cổ kính. Bút pháp cũng là bút pháp của thơ cổ: thiên
nhiên rộng rãi khoáng đạt được điểm bằng vài nét chấm phá. Nhưng chấm
phá bằng chi tiết kỹ và tinh quá. Đến như "củi một cành khô" cũng được
đưa vào thơ thì hơi thơ đã mất đi nhiều âm điệu cổ điển. Cái buông trôi,
thụ động của hình ảnh "Con thuyền xuôi mái nước song song" bị đẩy đến
mức tuyệt vọng hơn nữa, thành cái nổi trôi, bất định của một cành củi
khô không đáng kể gì giữa sông nước tràng giang mênh mông, rợn ngợp.

Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Câu trên tả cái có. Câu dưới tả cái không. Cồn nhỏ chỉ lơ thơ, gió chỉ
đìu hiu. Có đấy mà không đáng kể gì. Tất cả đều chỉ là không: không
tiếng làng xa, không một chuyến đò, không cầu gợi chút niềm thân mật.
Những câu thơ như thế, đâu phải để tả những "lơ thơ cồn cỏ", những "gió
đìu hiu", hay "nắng xuống trời lên", mà thực ra chỉ để tả cái vô tận,
không cùng và vắng lặng đến thành rợn ngợp của "Sông dài trời rộng, bến
cô liêu". "Bến cô liêu" là một đặc điểm trong không giang cũng như có
hồn người. Tả và gợi lại quyện vào nhau, cái tâm tình cứ luôn được toát
lên từ tạo vật.

Khổ thơ tiếp theo lại thêm một nét chấm phá nữa vào bức tranh khung
cảnh: "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng". Nếu là "bèo dạt nối hàng" thì chỉ
là tả một cách khách quan. "Bèo dạt về đâu", rồi ngắt ra, sau đó mới là
"hàng nối hàng". Câu thơ không còn tả nữa, mà đã là hỏi, là tâm trạng
"bèo dạt hoa trôi". Không gian trải ba chiều: cao, rộng và dài. Tất cả
đều chỉ là quạnh vắng với cô liêu. Tất cả đều chỉ là nhỏ bé, mơ hồ, mỏng
manh trước cái vô tận, không cùng của vũ trụ. Vậy thì sao mà không khỏi
thốt lên, than thở cho những số kiếp con người trôi dạt trên con sông
thời gian. "Bèo dạt về đâu" ấy thế là thành tâm trạng, là số kiếp, là
thân phận chứ không đơn thuần dòng sông mặt nước. Hai câu thơ giữa đoạn:

Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật...

không phải là sự phủ định, mà là ao ước thiết tha nhưng vô vọng về hình
bóng con người. Nếu hiểu đây chỉ là cách nói phủ định để nhằm làm nổi
lên cái "dài", "rộng" và "cô liêu" thì ý nghĩa tâm tình mất đi nhiều,
còn lại chỉ đơn thuần là thủ pháp, là kỹ thuật mà thôi.

Đến khổ thơ cuối bài, hai câu đầu là tạo vật, hai câu sau lại là tâm
tình:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Mây đùn như núi, lớp lớp phía chân trời. Sự liên tưởng thật là độc đáo.
Nhìn một cánh chim lẻ loi chao liệng mà thi sĩ tưởng như nó đang chịu sự
đè nặng của cả vũ trụ, trời đất. Vũ trụ trời đất ấy lớn lao, không cùng
không tận, dồn sức nặng vào bóng chiều làm chim phải nghiêng cánh, lệch
cánh. Sự sống thật mỏng manh yếu ớt.

Trở lại cả bài thơ, toàn sự đối lập như thế cả. Cái hữu hạn thì vô nghĩa
vô hướng, chỉ là không đáng kể, mơ hồ và nhạt nhòa. Cái vô hạn thì sừng
sững, không cùng, trùm lấp và chi phối. Một bên là "Con thuyền xuôi
mái"; "Củi một cành khô lạc mấy dòng", "Bèo dạt về đâu" và "chim nghiêng
cánh nhỏ"... Bên kia, đối lập hẳn, là "sầu trăm ngả", "buồn điệp điệp",
"mây cao đùn núi bạc",... Cái hữu hạn đối diện với cái không cùng như
thế, làm sao con người không trở nên lạc loài, vô vọng.

Ai cũng biết hình ảnh cuối bài thơ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
là tiếp ý thơ Thôi Hiệu: "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Trên sông
khói sóng cho buồn lòng ai). Câu thơ Huy Cận cao độ hơn, "Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà". Không khói hoàng hôn nhưng đã có cả trời nước
tràng giang vô tận, không cùng. Cái không cùng vời rộng của mây nước
tràng giang rợn ngợp đến thành cảm giác da thịt "dờn dợn vời con nước".
Bài thơ không cốt tả "hình xác" mà gợi cái "thần xác" của tạo vật. Trên
nền "thần xác" ấy, mạch tâm tình tự nhiên đạt đến cao độ, để sự da diết
"Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" như tự nỗi niềm cất lên thành câu
chữ. Cái tứ của bài thơ đến câu thơ cuối mới lộ ra. Cả bài thơ như thế
là nỗi lòng bâng khuâng, cô tịch của một lữ khách "thiếu quê hương" đứng
trước con sông thời gian, cái tôi bé nhỏ đòi khẳng định mà đành bất
lực. Cảm hứng của cả một thời thơ mới trở thành độc đáo, mang cái "sầu
thiên cổ" rất riêng của Huy Cận.

Tạo vật với tâm tình là nguồn mạch làm cho "Tràng giang" mang âm điệu
thơ cổ điển. Và chính là tạo vật - tâm tình ấy cũng là nguồn mạch làm
cho "Tràng giang" trở thành Thơ mới ảo não vào bậc nhất.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty31/1/2010, 14:20
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newBarack ObamaNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

Barack Obama

»~åd¶v¶Îñ~»
 »~åd¶v¶Îñ~»
Tổng số bài gửi : 161
Danh tiếng : 0
gia nhập : 23/11/2009
VNĐ VNĐ : 128287
Đồ khủngNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 0.4526178_1_1

Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: Re: Những pài văn phân tích "Tràng Giang"

Thời điểm cuối của dòng văn học lãng mạn (1930 – 1945), giữa lúc các nhà
thơ lãng mạn đang sa vào bế tắc, suy đồi thì bỗng xuất hiện Huy Cận như
một ngôi sao lạ. Với tập thơ “Lửa thiêng” (1940), Huy Cận đã hiện diện
với một hồn thơ đa sầu đa cảm của một tâm hồn thi nhân chứa đầy bí mật.

Bài thơ “Tràng giang” với xúc cảm vũ trụ, thấm đượm tình yêu quê
hương đất nước là một kiệt tác trong tập “Lửa thiêng” của nhà thơ Huy
Cận.

Thiên nhiên là nguồn cảm hưng vô tận của các thi nhân lãng
mạn. Nhà thơ Huy Cận cũng vậy, dòng sông Hồng đã quyến rũ ông, chiều
chiều ông hay tha thẩn trên bờ sông Hồng. Hình ảnh dòng sông hiện lên
trong thơ mang theo nỗi sầu của thi nhân:

“Sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.


Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy
dòng.”

Làm sao phân biệt được “sóng gợn” trong lòng, hay “sóng
gợn tràng giang”? Nhạc thơ thật hay. Là nhạc sóng, nhạc sông, hay nhạc
lòng?

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.”

Hai đầu
câu thơ là hai thanh trắc, nhịp của “sóng gợn”, “điệp điệp”. Giữa câu là
ba thanh bằng “tràng giang buồn” trầm lắng. Con thuyền trôi lênh đênh
trên dòng sông, “con thuyền xuôi mái”, sóng không vỗ vào mạn thuyền mà
“nước song song”. Con thuyền đã mang theo tâm trạng cô đơn của thi nhân.
Sóng “buồn”, nước “sầu”. Cho đến một cành củi khô trôi trên dòng sông
cũng như một thân phận lạc loài:

“Củi một cành khô lạc mấy
dòng.”

Một cành củi khô bỗng trở nên có linh hồn là do cấu trúc
ngôn ngữ, đảo ngữ “củi một cành khô” làm nổi bật sự cô độc, lạc loài,
khô héo (khô trong nước mới lạ, mới tội).

Khổ thơ hay từng chữ
một. Chữ nào cũng là của tràng giang mà chữ nào cũng mang theo một mảnh
linh hồn của thi nhân.

Rời dòng sông, đôi mắt thi nhân lại đưa
cái nhìn quan sát toàn cảnh của tràng giang. Từng câu thơ vẫn giữ được
cái dư âm của nhịp sóng tràng giang:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu
hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,

Nắng xuống, trời
lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng bến cô liêu.”


Những từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”, những nhịp đôi “nắng xuống trời lên”,
“sông dài trời rộng” mang theo âm hưởng của sóng, hay là những chấn động
của tâm hồn thi nhân? Nhà thơ trìu mến đối với cảnh vật. Những âm thanh
xa vắng cũng len vào tận hồn thi nhân. Những tương quan không gian tạo
ra vẻ đẹp mới lạ trong thơ:

“Nắng xuống, trời lên sâu chót
vót.”

Tả chiều sâu trong chiều cao không hiện đại lắm sao!

Có thể nói hình ảnh nào trong bài thơ cũng là hình ảnh của tâm trạng.
Hình ảnh có cũng vậy mà không cũng vậy. Có thì là “bèo dạt về đâu hàng
nối hàng” lạc loài, vô định. Còn thì là “không”, không đò “mênh mông
không một chuyến đò ngang”, không cầu “không cầu gợi chút niềm thân
mật”. Nhà thơ thiết tha với sự giao cảm, nhưng cảnh vật thì “lặng lẽ bờ
xanh tiếp bãi vàng”. Cái lặng lẽ bên ngoài càng làm tăng lên sự xao động
trong lòng. Đây là nỗi cô đơn của một tâm hồn yêu đời, thiết tha với
cuộc sống.

Nỗi lòng cô đơn của thi nhân còn mở lên chiều cao và
với những hình ảnh đối lập:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con
nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Nghệ thuật
tạo hình của nhà thơ cũng thật là đặc sắc. Cánh chim bé nhỏ bên núi mây
bạc khổng lồ. Cái bé nhỏ càng trở nên bé nhỏ. Cảnh vật từ “lặng lẽ”
chuyển sang động: mây “đùm”, chim “nghiêng cánh”, “bóng chiều sa”. Hình
ảnh vừa nói được cái hùng vĩ của thiên nhiên, vừa bộc lộ lòng thương
yêu, nâng niu đối với cái bé bỏng như cánh chim trước gió. Hãy nghe
chính nhà thơ Huy Cận tâm sự: “Thiên nhiên tạo vật buồn nhưng đôi lúc
bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ lạ lùng”:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

Mây trắng hết lớp
này đến lớp khác như những búp bông trắng nở ra trên trời cao. Ánh chiều
trước khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp. Cánh chim bay liệng tuy gợi lên một
chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé, mông lung quá.

Bài thơ
kết thúc bằng những dòng suy tưởng:

“Lòng quê dợn dợn vời con
nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Từ “dờn dợn”
diễn tả được trạng thái rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh
mông của tràng giang. Bất giác ta nhận ra chiều sâu hun hút của hồn thơ
Huy Cận:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…”

Tứ thơ
này, Huy Cận cách tân từ một ý thơ của Thôi Hiệu, trong bài “Hoàng Hạc
lâu”:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang
thượng sứ nhân sầu.”

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn


Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Thôi Hiệu đứng trên lầu
Hoàng Hạc, nhìn thấy khói sóng buổi chiều mà buồn nhớ quê hương. Còn Huy
Cận thì “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Trước buổi chiều tịch mịch
trên bờ tràng giang mà nhớ đến quê hương, nhớ đến một cái làng sơn cước
heo hút thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nhưng đó là bề nổi của tứ thơ này.
Sâu thẳm hơn là nhà thơ đứng trên quê hương mình mà nhớ quê hương mình,
cảm thấy lạc loài ngay chính trên quê hương xứ sở mình. Huy Cận nói một
cách kín đáo là “lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường”.


Hãy nghe người bạn tri kỷ của Huy cận nói: “Đời xưa có một người thi sĩ
lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng người ta cảm
nghe một nỗi hòa vui như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ
thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng
thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình…” (Xuân Diệu). “Tràng giang” là tiếng
thơ của tâm hồn như thế, một tâm hồn giao hòa cùng vũ trụ, sầu nhân
thế, và cô đơn trước cái vô biên của trời rộng sông dài.

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty5/4/2010, 18:28
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newavatarNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

ckuOt.s2

Khách viếng thăm
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: tkanks các bạn nhé :x~

cảm ơn mọi người \:d/. tôi làm đc. bài văn này r` ;)) quả này k 9 thì 10 =))
tkanks nkiều >:D<~

«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Empty
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_01Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_02_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_03
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_04_newNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_06_news
Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_07Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_08_newsNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" Bgavatar_09

Thành viên PC

Sponsored content


Những pài văn phân tích "Tràng Giang" Vide
Bài gửiNhững pài văn phân tích "Tràng Giang" 613533 Tiêu đề: Re: Những pài văn phân tích "Tràng Giang"


«~coppy đường link này gửi đến bạn bè để ũng hộ diễn đàn~»
http://cba4.us.to/t198-topic



Về Đầu Trang Go down
 

Những pài văn phân tích "Tràng Giang"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trả lời và bình luận cho bài viết này
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
● .::☻-‘๑’-(¯`•♥Thế Giới của lủ quỷ 11cba4♥ •´¯)-‘๑’-☻::.● :: -‘๑’-Những Nẻo Đường Tri Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Góc Học Tập-‘๑’- :: .::Ngữ văn::.-

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất